Quay về khoảng 10 năm trước, quảng cáo truyền hình truyền thống là phương pháp phổ biến nhất cho hầu hết các thương hiệu và cũng là đắt đỏ nhất so với những phương thức truyền thông khác.
Ngày nay, tuy nhiều thương hiệu vẫn tin tưởng và đưa quảng cáo truyền hình truyền thống xuất hiện nhiều với mật độ lớn nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, trong thời điểm dịch bệnh bùng nổ, quảng cáo truyền hình đang gặp phải rất nhiều thách thức, cạnh tranh.
Quảng cáo truyền hình đang gặp phải rất nhiều thách thức, cạnh tranh.
Trước hết, nói về quảng cáo truyền hình, thông thường với các kênh của đài truyền hình uy tín, người dùng có xu hướng tin tưởng các nội dung quảng cáo hơn vì các nội dung này đã được xem xét kĩ lưỡng trước khi cho phép chiếu trên kênh. Các kênh truyền hình sẽ không đời nào xao lãng việc sử dụng nội dung của bên thứ ba mà chưa đánh giá vì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà đài và thậm chí ảnh hưởng đến những thương hiệu lựa chon quảng cáo ở đài đó.
Hơn thế nữa, đối với những thương hiệu muốn hướng tới nhiều đối tượng khách hàng, hay chưa xác định rõ khách hàng tiềm năng của mình là ai thì quảng cáo truyền hình là lựa chọn sáng suốt để quảng cáo tới nhiều người.
Với những chương trình truyền hình có lượng người xem đông đảo hàng tuần thì lượng quảng cáo rất nhiều. Đặc biệt là những chương trình thuộc “khung giờ vàng” từ 8-10h. Khung giờ này các quảng cáo thường chiếm rất nhiều thời gian, từ 1/3 và có khi đến 1/2 thời lượng phát sóng của một chương trình truyền hình, đủ để cho thấy sức hút đối với các thương hiệu.
Song, từ thời điểm làn sóng COVID-19 thứ 4 bùng phát, các doanh nghiệp trở nên dè chừng, việc đầu tư cho các quảng cáo mới cũng vấp phải nhiều trở ngại và người đầu tư cũng so đo hơn rất nhiều. Nội dung quảng cáo cũng được khách hàng chọn lọc và dè dặt hơn. Quảng cáo truyền hình đòi hỏi cao là phải hút người xem và mang lại hiệu quả như mong đợi.
Theo các chuyên gia trong ngành quảng cáo, để quảng cáo truyền hình truyền thống vẫn có thể vực dậy trong đại dịch thì đó là quá trình nỗ lực của cả hệ thống, tìm ra hướng để tiếp cận khách hàng và giúp khách hàng khắc sâu đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Với đầy rẫy nền tảng số, đòi hỏi quảng cáo truyền hình phải tạo ra một cú hích trên thị trường, tăng độ phủ sóng của mình và đọng lại trong lòng người xem những gì mình muốn truyền tải. Các đoạn phim quảng cáo phải tập trung “dội bom” trên các kênh truyền hình truyền thống, thu về lượng người xem và gây chú ý với lượng lớn khách hàng.
Việc tiếp cận khách hàng tốt nhất có thể làm là âm nhạc. Bởi âm nhạc là một trong những yếu tố quyết định khách hàng có xem hết quảng cáo hay không. Sự bắt trend theo thời đại cũng sẽ là một điểm nhấn mới lạ và có thể sẽ nhận được cơn mưa lời khen từ các chuyên gia mà gần nhất là người xem.
Có thể bạn bắt gặp rất nhiều những quảng cáo truyền hình truyền thống mà việc lồng ghép quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu không được xuyên suốt, gây ra sự phản ứng của người xem hay có thể là không đọng trong ký của của khán giả. Quảng cáo phải có những thông điệp rõ ràng và lồng ghép rất hay vào các đoạn quảng cáo và hình ảnh khiến nhiều người không muốn suy nghĩ tới mà cũng tự nhiên được thu nạp vào.
Bên cạnh đó, với nguồn chi không quá nhiều như thời điểm hiện tại, quảng cáo truyền hình truyền thống cũng có thể không cần đến gương mặt nổi tiếng đại diện thương hiệu hay những KOLs quá đắt tiền để quảng cáo. Thay vào đó, quảng cáo nên đánh trực diện vào tâm lý khách hàng với những hình ảnh vui nhộn tạo không khí và để khách hàng nhận biết ra các sản phẩm của doanh nghiệp.
Không thể không công nhận rằng ở thời điểm hiện tại, quảng cáo truyền hình truyền thống vẫn đang hoạt động tốt ở Việt Nam. Nhưng trong vài năm tới nó sẽ không còn được nhiều marketer tin dùng nữa. Truyền thông là luôn phải thay đổi và nếu như chỉ dùng những phương pháp truyền thống thì thương hiệu khó mà có thể tồn tại và phát triển.