Điều kiện để một cơn bão có tên gọi là khi bắt đầu xuất hiện chúng phải có vòng xoáy và có vận tốc gió đạt từ 63 km/h trở lên. Danh sách tên bão sẽ được Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs) thuộc thành viên WMO của một khu vực cụ thể đề xuất. Sau đó, cơ quan tương ứng cấp khu vực phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.
Những cơn bão đổ bộ vào đất liền luôn có tên gọi cụ thể.
Vì sao các cơn bão lại có tên?
Trước những năm 1950, những cơn bão xuất hiện trên Đại Tây Dương thường có tên gọi rất đơn giản. Mọi người sẽ lấy tên theo thứ tự mà cơn bão đó xảy ra trong năm. Tuy nhiên, thời gian sau này mọi người phát hiện việc đặt tên như thế không hiệu quả và vô cùng bất cập. Đặc biệt, khi những cơn bão kéo đến cùng lúc khiến nhiều nhà khí tượng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phân tích và thảo luận về chúng.
Cho nên, vào năm 1953, Cơ quan Khí tượng Mỹ bắt đầu sử dụng danh sách tên gọi của nữ giới để đặt tên cho các cơn bão. Thứ tự dựa trên bảng chữ cái tiếng Anh (alphabet). Đến năm 1978, mọi người bắt đầu áp dụng tên gọi của nam giới để đặt tên cho nhiều cơn bão. Một năm sau đó, chính sách sử dụng tên của cả nam và nữ để gọi những cơn bão được hình thành.
Việc đặt tên gọi cho bão giúp các nhà khí tượng dễ dàng nhận diện và phân tích tình hình cơn bão đó.
Hiện nay, Đại Tây Dương đang có sẵn 6 danh sách tên bão và chúng được sử dụng quay vòng. Nghĩa là danh sách tên bão được sử dụng trong năm 2017 sẽ được sử dụng tiếp vào năm 2023. Trong trường hợp những cơn bão di chuyển từ đại dương này sang đại dương khác thì tên gọi của chúng cũng thay đổi theo quy định của từng khu vực.
Do mỗi đại dương trên thế giới đều có một danh sách tên bão riêng. Ở Tây bắc Thái Bình Dương, bão lại được đặt tên theo động vật hay hoa lá. Còn ở vùng Tây Thái Bình Dương (gồm 14 quốc gia), tên gọi của bão sẽ được xoay vòng trong 5 danh sách và mỗi nước sẽ được đăng ký 10 cái tên.
Nhiều tên bão bị xóa sau khi đi qua các khu vực
Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La. Trong khi đó, Trung Quốc đăng ký tên cho bão như sau: Long Vương (đã thay thế bởi Hải Quỳ), Ngộ Không, Ngọc Thố, Hải Yến, Phong Thần, Hải Thần, Đỗ Quyên, Điện Mẫu, Hải Mã và Hải Đường.
Không có quy định cụ thể nhắc đến việc hạn chế số lượng tên gọi của bão trong một năm. Bão sẽ được đặt tên trong danh sách lấy theo trình tự lần lượt từ trên xuống dưới. Ví dụ, sau bão Sonca, cơn bão tiếp theo ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương sẽ được đặt tên là Nesat.
Các cơn bão đi qua thường để lại thiệt hại rất lớn.
Khi gây thiệt hại nặng nề cho khu vực đi qua, những cơn bão này sẽ bị xóa khỏi danh sách. Ví dụ, Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai (Việt Nam đề cử) ra khỏi danh sách tên bão vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam.
Nhiều tên bão nổi tiếng khác như Mangkhut (Philippines, 2018), Irma and Maria (Caribbean, 2017), Haiyan (Philippines, 2013), Sandy (USA, 2012), Katrina (USA, 2005), Mitch (Honduras, 1998) và Tracy (Darwin, 1974) cũng bị WMO loại khỏi danh sách vì lý do trên.