Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vì sao 'Bố già' Marlon Brando chê giải Oscar?

(VTC News) - Đạt đến đỉnh cao sự nghiệp với vai Bố già, Marlon Brando lại không thèm có mặt trong lễ trao giải Oscar để nhận tượng vàng danh tiếng này.

(VTC News) - Đạt đến đỉnh cao sự nghiệp với vai Bố già, Marlon Brando lại không thèm có mặt trong lễ trao giải Oscar để nhận tượng vàng danh tiếng này.


Đúng lúc người hâm mộ lo sợ ánh hào quang của ngôi sao màn bạc Marlon Brando sẽ bất ngờ tắt bất cứ lúc nào thì nam diễn viên lại bất ngờ có một sự trở lại ngoạn mục, như để chứng minh, vị trí ngôi sao của mình là vĩnh cửu.



Năm 1972, bộ phim Bố già ra đời, thu về gần 135 triệu USD tại quê nhà, được dự báo là một trong những bộ phim vĩ đại nhất mọi thời đại.



Quả thực, Bố già luôn xếp ở các vị trí dẫn đầu trong các bảng xếp hạng phim hay uy tín, xếp thứ 2 trong danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ, đứng thứ 2 trong danh sách 250 phim hay nhất của trang IMDb, đầu bảng trên các danh sách phim hay nhất của Metacritic và Rotten Tomatoes. 

Cùng với Bố già, Marlon Brando một lần nữa bước lên đỉnh vinh quang, ông được trao giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar năm 1973. 


Một cảnh trong phim Bố già:



Giây phút cuối đời của Bố già Vito Corleone:



Nói đến thành công của Marlo, có công lớn của đạo diễn Francis Ford Coppola. Đạo diễn này đã phải đấu tranh với hãng Paramount Pictures để Brando có thể vào vai Vito Corleone, khi đó hãng sản xuất danh tiếng lo sợ việc sa sút phong độ cũng như sự khó tính của Marlon sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất bộ phim.



Như để không phụ công Coppola, Brando đã khắc họa cực kì thành công hình tượng của một trùm mafia đầy mưu mô xảo quyệt nhưng cũng sống rất tình cảm với gia đình.


Tiếp nối thành công của Bố già, Marlon Brando tiếp tục khẳng định tên tuổi với nhiều vai diễn ấn tượng khác. Đáng kể là vai nam chính trong bộ phim Last Tango in Paris (1972).



Trong phim, ông vào vai một người đàn ông Mỹ góa vợ, vướng vào mối tình đầy cuồng nhiệt với một phụ nữ trẻ đã đính hôn. Diễn xuất tuyệt vời trong bộ phim đã mang lại cho Marlon đề cử Oscar.



Tuy nhiên, Last Tango in Paris lại là 1 trong những bộ phim gây tranh cãi nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới, phim bị coi là bộ phim làm ‘suy đồi đạo đức’ vì những cảnh sex táo bạo và trần trụi giữa 2 nhân vật chính.


Marlo Brando trong phim Last Tango in Paris. 

Vai diễn đáng chú ý thứ hai của Brando là vai đại tá Kurtz trong bộ phim về chiến tranh Việt Nam cũng của đạo diễn Coppola mang tên Apocalypse Now (1979).

Khi tham gia phim này, Marlon Brando đã được đạo diễn Coppola trả 75.000 USD chỉ để tập luyện giảm cân cho phù hợp với vai diễn.



Sang thập niên 80, Marlon Brando hầu như chỉ góp mặt với những vai phụ, tuy nhiên ông vẫn đạt được những thành công nhất định, điển hình là đề cử giải Oscar ở hạng mục Vai nam phụ với bộ phim A Dry White Season (1989). ‘Bố già’ chấm dứt sự nghiệp lừng lẫy của mình với bộ phim The Score (2001).



Không màng tới giải Oscar



Thông thường, các ngôi sao điện ảnh ít khi thể hiện thái độ hay có những hành động liên quan tới chính trị, Marlon Brando là trường hợp đặc biệt.

Bên cạnh việc dồn tâm huyết cho sự nghiệp diễn xuất, ông còn tích cực tham gia vào các hoạt động đòi quyền lợi cho người da đỏ và người Mỹ gốc Phi. Việc từ chối giải Oscar năm 1973 đã thể hiện rõ thái độ của nam diễn viên.



Vào đêm trước của lễ trao giải Oscar lần thứ 45, Brando đã thông báo rằng ông sẽ tẩy chay buổi lễ. Đúng như Marlon tuyên bố, trong buổi tối trao giải Oscar năm đó, khi Liv Ullman và Roger Moore xướng tên của người nhận giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất, một người phụ nữ trong trang phục của người da đỏ, có mái tóc đen dài bước lên.


Thư ký Sacheen Littlefeather thay mặt Marlo Brando từ chối giải Oscar. 

Đó là Sacheen Littlefeather – thư ký của Marlon Brando, một nữ diễn viên da đỏ không mấy tên tuổi, sau khi giới thiệu về mình, Sacheen đã tuyên bố tương đối ngắn gọn rằng, Marlon Brando từ chối tượng vàng Oscar bởi ông không đồng tình với sự ngược đãi của Hollywood dành cho những thổ dân châu Mỹ.




Tuy những tràng vỗ tay đã nổ ra sau bài phát biểu của Racheen Littlefeather, song sau lễ trao giải Oscar, nhiều lời chỉ trích đã đổ dồn lên hai diễn viên, thậm chí những đồng nghiệp trong ngành công nghiệp điện ảnh và cả các phương tiện truyền thông cũng đều chỉ trích quyết định này của Marlon Brando.


Tính tới thời điểm đó, Marlon Brando là người thứ ba từ chối giải Oscar, trước đó, với những lý do khác nhau, nhà biên kịch Dudley Nichols và nam diễn viên George C.Scott đã từ chối tượng vàng tại hai lễ trao giải năm 1936 và 1971.



Nam diễn viên huyền thoại Hollywood đã qua đời vào lúc 18h30’ ngày 1/7/2004 ở tuổi 80 vì bệnh ung thư phổi. Song song với sự nghiệp thành công vang dội, cuộc đời của ‘bố già’ Marlon Brando còn chứa nhiều góc khuất với những sự thật mà ít ai có thể ngờ tới.



(Còn nữa)

Hoàng Nhi


Nguồn:

Tin mới