9
10
11
Chúa Trịnh (Trịnh vương) là vương tộc phong kiến kiểm soát quyền lực lãnh thổ Đàng Ngoài suốt thời kỳ Lê Trung hưng.
Về danh nghĩa, chúa Trịnh là bề tôi của nhà Lê (họ chỉ xưng tước "vương", vẫn dùng niên hiệu và nhận sắc phong, chiếu chỉ từ hoàng đế nhà Lê). Tuy nhiên thực tế thì vua Lê không có thực quyền, việc cai trị chủ yếu do các đời chúa Trịnh thực hiện.
Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu - vua Lê, chúa Trịnh. Tổng cộng có 11 đời chúa Trịnh chính thức, cai quản xứ Đàng Ngoài trong hơn 2 thế kỷ.
12
Trịnh Kiểm
Trịnh Tùng
Chúa Trịnh Tùng (1550 - 1623) là con trai thứ của Trịnh Kiểm - người mở đầu sự nghiệp kiểm soát quyền lực thời Lê trung hưng (thế kỷ 16 - 18) cho gia tộc họ Trịnh.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Trịnh Tùng không được vua và cha giao cho nối nghiệp thống lĩnh quân sĩ khi Trịnh Kiểm chết. Trịnh Cối - người được giao nối nghiệp "buông thả mình trong tửu sắc, ngày càng rông rỡ kiêu ngạo, không thương gì đến quân lính" nên quan quân ép Trịnh Tùng dấy binh lật đổ anh trai.
Năm 1570, Trịnh Tùng được vua Lê Anh Tông sắc phong làm Trưởng quận công, tiết chế các dinh thủy bộ, cầm quân đánh giặc, thay Trịnh Cối đã hàng theo nhà Mạc (triều đình đối nghịch của nhà Lê). Ông sau đó được thăng làm Tả tướng, Thái úy... và đỉnh cao là chức Thượng phụ, Bình An Vương, "mọi công việc nhà nước đều được tự xử quyết trước rồi sau mới tâu vua".
Với việc phong vương đó, Trịnh Tùng trở thành chúa đầu tiên của dòng họ, mở đầu thời kỳ có một không hai trong lịch sử phong kiến dân tộc là đất nước vừa có vua lại có chúa.
Trịnh Bồng
Trịnh Căn
3
Chúa Trịnh Tùng từng giết ông vua của triều đại đối nghịch - vua Mạc Mậu Hợp. Sau đó ông lại giết cả hai vị vua mình đang phò tá (vua Lê Anh Tông và vua Lê Kính Tông) để thâu đoạt quyền binh vào tay.
4
5
6
Trịnh Xuân
Người con thứ Trịnh Xuân 2 lần nổi loạn nhằm đoạt ngôi Chúa nhưng không thành. Khâm định việt sử thông giám cương mục thuật lại: “Vương kể tội Xuân là kẻ loạn thần tặc tử, rồi truyền Sĩ Lâm sai người chặt chân Xuân cho chết”.
Cụ thể, năm 1623, Trịnh Tùng khi ấy 74 tuổi, do sức yếu và bị bệnh nên cùng các quan văn võ chọn thế tử. Trịnh Tráng - người con thứ hai của ông có tài cầm binh, trước đó lập được nhiều chiến công, được quan quân tiến cử và Trịnh Tùng phê chuẩn.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, người con thứ khác của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân khi đó đem quân làm loạn, đánh phá phủ chúa, bức cha dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt cháy tràn lan các xứ trong kinh kỳ. Trịnh Tùng được gia tướng liều mình cứu nguy, nhưng phải xiêu dạt ở xa kinh thành. Đây là lần thứ hai Trịnh Xuân làm phản cha.
Trước đó năm 1619, Xuân cùng vua Lê Kính Tông ngầm sai người bắn súng giết Trịnh Tùng nhưng việc không thành. Sau vụ làm loạn thứ hai, án phạt mà Trịnh Tùng dành cho con trai là "sai người chặt chân Xuân cho chết".
Cùng năm 1623, chúa Trịnh Tùng qua đời, kết thúc sự nghiệp 53 năm giúp nhà Lê lấy lại giang sơn, giữ yên bờ cõi nước Đại Việt cho 4 đời vua.
Trịnh Túc
Trịnh Tráng
Trịnh Tuệ
Trịnh Cán
Trịnh Giang
Trịnh Diễm
Trịnh Tuệ
Trịnh Tuệ (SN 1701), trước có tên là Trịnh Huệ, sau vì trùng tên với Tuyên Phi Đặng Thị Huệ nên đổi sang là Trịnh Tuệ, hiệu là Cúc Lam, là vị Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Trịnh Huệ vốn thông minh, học giỏi, nhưng khoa thi Hội ông dự thì do một người họ Trịnh là Trịnh Diễm làm chủ khảo, đến khi thi Đình lại xảy ra một sự thay đổi khác so với những khoa thi trước, đó là việc các thí sinh thay vì vào sân rồng để vua Lê vấn thi thì lại vào sân chúa để chúa Trịnh Giang hỏi thi. Do đó dư luận dị nghị cho rằng Trịnh Huệ không có tài mà là do có dòng dõi nhà Chúa nên mới được lấy đỗ trạng.
28
Trịnh Tùng có 19 người con trai và 9 người con gái. Con trai trưởng của ông là Trịnh Túc. Tuy nhiên, người con trưởng này hay rượu chè và sức mạnh, thích quần voi, ngựa, thường cưỡi voi lội qua sông, bị voi húc chết. Trịnh Túc mất năm 28 tuổi.
Trịnh Túc sinh được hai con trai: Con trưởng là Nhuệ quận công, vinh phong là Dực vận Tân trị công thần; con thứ là Tước Quế quận công.
29
30
31
Trịnh Sâm
Trịnh Giang
Uy Nam Vương Trịnh Giang (1711 – 1762) là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê Trung Hưng, ở ngôi từ tháng 10/1729 đến tháng 1/1740. Trong thời gian cai trị của mình, Trịnh Giang làm nhiều việc mất lòng người như giết vua và nhiều đại thần được trọng vọng; lại sa vào con đường ăn chơi xa xỉ, tin dụng hoạn quan, gian nịnh...
Một hôm, chẳng hiểu vì sao Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, nhân đó mà mắc bệnh kinh quý, hễ nghe có sấm sét là kinh hồn bạt vía...
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì viết: Từ ngày làm việc bạo nghịch là giết vua (chỉ việc Trịnh Giang phế truất rồi giết chết vua Lê Đế Duy Phường), Trịnh Giang càng ngày càng tiếm quyền, ăn chơi dâm loạn không còn chừng mực gì nữa, cho nên về sau mới mắc bệnh kinh quý, sợ sấm sợ sét lắm. Bọn hoạn quan là Hoàng Công Phụ đánh lừa, đào đất làm cung Thưởng Trì cho Trịnh Giang ở. Từ đấy, Chúa không còn dám bước chân ra ngoài...
Trịnh Lệ
Trịnh Cán
Chế độ chính trị vua Lê - chúa Trịnh thời kỳ phong kiến nước ta. (Nguồn: VTV.VN)