Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vạch rõ chiêu góp vốn của lãnh đạo Tập đoàn Cao su vào công ty 'sân sau'

Góp vốn cá nhân, gia đình để tham gia sáng lập, lãnh đạo quản lý điều hành và bảo lãnh cho công ty trực thuộc vay hàng trăm tỷ đồng... là những sai phạm từng được Thanh tra Chính phủ chỉ ra đối với một số lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG).

Góp vốn cá nhân để điều hành công ty “sân sau”

Cơ quan điều tra vừa khởi tố 5 bị can nguyên là lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) và lãnh đạo các công ty trực thuộc VRG về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tập đoàn VRG và các công ty thành viên.

Trước đó, trong thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) tháng 12/2014 (giai đoạn 2006-2011), VRG đã để xảy ra hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng hơn 8.300 tỷ đồng vốn mà cho đến nay nhiều khoản tiền lớn vẫn chưa thể khắc phục. Trong đó, TTCP chỉ ra hàng loạt sai phạm trong việc góp vốn cá nhân vào Cty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (Cty DSEC) của một số lãnh đạo  VRG.

Tập đoàn Cao su Việt Nam. 

Cụ thể, Cty DSEC được cấp giấy phép kinh doanh lần đầu năm 2007 với 169 tỷ đồng vốn điều lệ, do Cty TNHH MTV Cao su Đồng Nai, Cty TNHH MTV Phú Riềng và một số lãnh đạo VRG đồng sáng lập. Riêng một số lãnh đạo VRG góp hơn 102 tỷ đồng (chiếm 71%) tổng số vốn thực tế. Nhiều đơn vị cũng dùng quỹ phúc lợi của Cty để tham gia đầu tư, góp vốn.

TTCP xác định, một số lãnh đạo VRG và một số đơn vị thành viên đã tham gia góp vốn cá nhân, gia đình để sáng lập, lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Cty DSEC. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VRG đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT DSEC; TGĐ Cty CP Công nghiệp và Xuất khẩu Cao su góp vốn cá nhân, kiêm Ủy viên HĐQT, Tổng GĐ Cty DSEC.

Từ khi thành lập năm 2007 đến thời điểm thanh tra, Cty DSEC hoạt động không hiệu quả, liên tục thua lỗ do đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn cho cá không đúng thời điểm, hàng bán không thu được tiền ngay. Chỉ có năm 2009 lãi 4,7 tỷ đồng, còn từ năm 2010 đến 31/12/2012, Cty DSEC lỗ lũy kế hơn 201 tỷ đồng.

Video: Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh sai phạm - Kẽ hở ở đâu?

Mặc dù hoạt động kinh doanh liên tục lỗ trong nhiều năm liền, nhưng nhiều đơn vị vẫn tiếp tục cho Cty DSEC vay ngắn hạn với mục đích chủ yếu vào việc hỗ trợ vốn lưu động bằng những hợp đồng vay, hồ sơ thế chấp, bảo lãnh không đủ căn cứ pháp lý.

Bảo lãnh vay vốn hàng trăm tỷ đồng

TTCP cũng xác định, từ năm 2005-2010, Chủ tịch HĐTV VRG có quyết định tăng vốn điều lệ của Cty CP Thương mại dịch vụ và Du lịch Cao su (RUTRATOCO) từ 40 lên 427 tỷ đồng chủ yếu dùng đầu tư khách sạn tại thị xã Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, tổng số vốn của VRG tại RUTRATOCO chiếm 52,5%. Theo đó, tăng tổng mức đầu tư dự án khách sạn Geruco (từ 3 sao lên 4 sao) thành 754 tỷ đồng, tăng hơn 554 tỷ đồng.

Qua thanh tra, TTCP cũng xác định, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VRG quyết định tăng mức đầu tư và tiêu chuẩn khách sạn nhưng không có Nghị quyết của HĐTV. Trong 4 lần điều chỉnh dự án nhưng cả 4 lần đều thực hiện sau khi các hạng mục hoặc công trình đã thi công hoàn thành.

Từ năm 2006 đến 2012, hoạt động kinh doanh của RUTRATOCO liên tục lỗ hàng trăm tỷ đồng do nhiều hạng mục công trình như sòng bài, khu vui chơi giải trí không đưa vào khai thác sử dụng. Trong khi đó, TGĐ VRG đã có văn bản số 1423/CSVN-TCKT tháng 9/2009 và 2532/CSVN-TCKT tháng 11/2011 bảo lãnh cho RUTRATOCO vay hơn 285 tỷ đồng của Ngân hàng SHB và 52,5 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Móng Cái dẫn đến RUTRATOCO không có khả năng trả nợ. Tập đoàn VRG đã phải trả thay khoản lãĩ vay quá hạn tại  SHB hơn 78,4 tỷ đồng.

Qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ cũng xác định, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VRG quyết định tăng mức đầu tư và tiêu chuẩn khách sạn nhưng không có Nghị quyết của HĐTV. Trong 4 lần điều chỉnh dự án nhưng cả 4 lần đều thực hiện sau khi các hạng mục hoặc công trình đã thi công hoàn thành.

Nguồn: Tiền Phong

Tin mới