Trà xanh là thức uống quen thuộc của nhiều người. Trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giảm viêm, hỗ trợ tiêu hoá, giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ chức năng não, giúp cải thiện lượng đường trong máu, giúp cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol để bảo vệ chống lại bệnh tim… Mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nên bạn có thể uống nước trà xanh mỗi ngày. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống 100 - 200ml trà xanh mỗi ngày.
Dưới đây là những lợi ích bạn sẽ nhận được nếu uống trà xanh với lượng vừa đủ mỗi ngày:
Uống trà xanh giúp ích cho da
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn một nghiên cứu năm 2023, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra polyphenol trong trà xanh có thể giúp bảo vệ làn da chống lại tia UVB do ánh sáng gây ra.
Một báo cáo năm 2012 cũng cho thấy bổ sung trà xanh tác dụng giúp trị mụn trứng cá, bệnh Rosacea và các biến chứng khác liên quan đến da.
Ngăn ngừa tiểu đường type 2
Trà xanh giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
Trà xanh cũng đã được chứng minh là giúp tăng độ nhạy insulin, do đó insulin mà tuyến tụy sản xuất có thể duy trì lượng đường trong máu bình thường hiệu quả hơn.
Trà xanh giúp bảo vệ các tế bào sản xuất insulin và flavonoid trong trà có thể giúp loại bỏ các gốc tự do có hại và giảm viêm.
Có thể giảm viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại chấn thương và nhiễm trùng, nhưng nếu tình trạng viêm kéo dài, trở thành mạn tính có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và ung thư.
Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang Eating Well cho biết, trà xanh có thể góp phần kiểm soát tình trạng viêm nhiễm nhờ giàu polyphenol có đặc tính chống oxy hóa. Nghiên cứu năm 2022 trên 40 người của Đại học Bang Ohio (Mỹ) cho thấy, chiết xuất trà xanh làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm ở cả người khỏe mạnh và người mắc hội chứng chuyển hóa.
Uống trà xanh tươi mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ là băn khoăn của nhiều người
Hỗ trợ chức năng não
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, kết hợp uống trà xanh cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện một số chức năng của não. L-theanine, một loại axit amin trong trà xanh, được chứng minh tăng cường trí nhớ và giảm lo lắng.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Neuropharmacology tiết lộ, những người hấp thụ 100mg L-theanine tập trung tốt hơn so với nhóm dùng giả dược. Hấp thụ 50mg caffeine hoặc kết hợp L-theanine và caffeine cũng cải thiện khả năng tập trung.
Cải thiện đường huyết và mức cholesterol
Trà xanh chống lại bệnh tim bằng cách hỗ trợ cholesterol lành mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trà xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang Eating Well cho biết, nghiên cứu năm 2018 công bố trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy trà dường như làm giảm cholesterol "xấu" nhờ có catechin, một loại chất chống oxy hóa.
Có thể giảm nguy cơ ung thư
Các chất chống oxy hóa trong trà xanh, đặc biệt là polyphenol, hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa, yếu tố góp phần gây ra một số bệnh mạn tính và ung thư. Polyphenol có thể ngăn ngừa hình thành các gốc tự do gây tổn thương hoặc làm chết tế bào, dẫn tới giảm nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, theo đánh giá năm 2019 được công bố trên tạp chí Y học, những người thường xuyên uống trà xanh có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 17%.
Lưu ý khi uống trà xanh
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh được chế biến khô đã bị mất đi khoảng 14% lượng catechin gồm các chất chống oxy hóa, nhất là EGCG với khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, trà xanh tươi vẫn được xem là tốt nhất. Để tránh xảy ra tình trạng phản tác dụng vì dùng trà xanh, người dùng nên:
- Chọn thời điểm sử dụng: nên uống sau bữa ăn để mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt hơn. Không nên uống trà xanh vào buổi sáng sau khi mới thức dậy hoặc khi đói để tránh làm tăng nguy cơ đối với bệnh đường tiêu hóa, dễ bị chóng mặt và buồn nôn.
- Học cách pha trà: làm được điều này sẽ giúp lưu giữ được trọn vẹn hương thơm của trà cùng với các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Muốn vậy, cần dùng nước nóng 85 độ C để pha trà, nếu dùng nước sôi 100 độ C sẽ rất dễ làm mất hương vị và dưỡng chất của trà.
- Không dùng nước trà xanh đặc: uống trà xanh đặc dễ bị kích thích thần kinh gây khó ngủ và tăng nguy cơ nhiễm độc gan, làm giảm đào thải ở thận.
- Không uống đồng thời trà xanh với thuốc Tây: nếu đang dùng thuốc Tây để điều trị bệnh thì không nên dùng trà xanh để uống nhằm tránh nguy cơ tương tác thuốc.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 100 - 200ml trà xanh.
- Không nên uống nước trà xanh để qua đêm vì dễ bị sản sinh ra chất không có lợi cho sức khỏe.
- Nếu làm đẹp da bằng trà xanh cần tìm hiểu xem da có mẫn cảm hay dị ứng với trà xanh không và chú ý đọc kỹ thành phần có trong sản phẩm chứa chiết xuất trà xanh.
- Uống trà xanh với từng trường hợp cụ thể:
+ Người tăng Cholesterol: mỗi ngày chỉ nên uống trà xanh 1 - 2 lần với hàm lượng khoảng 150 - 2500mg.
+ Người bị cao huyết áp: mỗi ngày dùng 3 lần vào sau bữa ăn 2 giờ bằng cách đun sôi 3g trà cùng 150ml nước.
+ Người bị huyết áp thấp: uống 400ml trà xanh trước bữa ăn trưa.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Uống trà xanh tươi mỗi ngày có tốt không?". Hãy uống trà xanh đúng cách để nhận được những lợi ích tốt nhất nhé.