Mướp đắng không chỉ là loại rau ăn ăn hàng ngày yêu thích của nhiều người. Mướp đắng có thể làm rau ăn, làm trà hoặc ép nước uống. Vậy, uống nước mướp đắng thường xuyên có tốt không?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec nêu những tác dụng của mướp đắng như sau:
Mướp đắng tính hàn, mát nên tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, trị rôm sảy.
Mướp đắng chứa lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như: chất xơ, Canxi, Kali, Photpho, các nhóm vitamin B gồm: vitamin B9, B3, B5, B6, B2, B1; đặc biệt vitamin C trong mướp đắng rất cao. Nên ăn mướp không chỉ bổ dưỡng mà còn mát và đẹp. Với chị em, mướp đắng là bài thuốc quý nhờ tác dụng sáng da và hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.
Mướp đắng khô có tác dụng tương tự mướp đắng tươi. Các hợp chất glycosid không những hạ mỡ máu mà còn có tác dụng hạ đường huyết, là loại thực phẩm phù hợp cho những người có nền bệnh mỡ máu cao hoặc tiểu đường.
Trà mướp đắng là loại đồ uống được nhiều người ưa chuộng
Mướp đắng giúp giảm xơ gan, viêm gan, táo bón, tăng khả năng miễn dịch.
Mướp đắng cực kỳ ít calo và có thể tạo cảm giác no lâu hơn- nên có thể trở thành thực phẩm giảm cân hiệu quả.
Bài viết trên webiste Bệnh vện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, để đảm bảo cho hiệu quả nhận được và tránh phải đối diện với các tác dụng phụ không mong muốn, bạn có thể ghi nhớ một vài lưu ý như sau:
- Tiêu thụ với một lượng mướp đắng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Không kết hợp sử dụng mướp đắng với tôm hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
- Tránh uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống.
- Không nên ăn hoặc uống trà mướp đắng khi bụng đói.