Mật gà thường vị đắng nên khi chế biến các bà nội trợ thường bỏ đi để đảm bảo độ ngon cho món ăn. Tuy nhiên khi kết hợp với một số loại thực phẩm, túi mật đắng này lại có tác dụng chữa bệnh.
Theo bài viết trên Báo Sức khoẻ và Đời sống, mật gà tên thuốc là kê đảm, vị đắng, tính hàn, không độc, tác dụng giảm ho, long đờm, tiêu độc, chống viêm.
Uống mật gà có tác dụng gì? (Ảnh minh hoạ)
- Chữa ho lâu ngày: mật gà đen 1 cái, hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi thứ 10g. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm cho chín, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
- Chữa ho gà, ho khan, ho có đờm kèm sốt: mật gà 10 cái, hạt chanh, hạt mướp đắng mỗi thứ 20g; đường cát 25g. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn.
Đường đun cho chảy, luyện với bột trên làm viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô. Trẻ em 1 - 5 tuổi, mỗi lần uống 2 - 4g; 6 - 10 tuổi uống 5 - 8g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
- Chữa hen sữa ở trẻ nhỏ: mật gà 10 cái; nghệ vàng 1 củ to bằng quả trứng gà; phèn chua 1 miếng bằng hạt ngô. Đem nghệ gọt vỏ, thái mỏng, phơi khô, sao giòn, giã nhỏ, rây bột mịn; phèn chua rang khô, tán bột.
Rút nước mật gà trộn đều với hai bột trên, luyện với nước cháo làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên trước khi đi ngủ.
- Chữa viêm túi mật: mỗi ngày nuốt 1 cái mật gà, dùng liền trong 10 ngày.
- Đứng lâu đau buốt: mật gà trống phơi khô 20g, chất trắng trong phân gà sao vàng 40g. Hai thứ trộn đều, tán nhỏ, rây bột. Ngày uống 4g với rượu hâm nóng.
- Liệt dương: mật gà trống 1 cái, mật cá chép 1 cái, trứng chim sẻ 1 quả. Rút nước mật trộn với trứng chim rồi uống 1 lần trong ngày.
- Mật gà chữa được chứng mắt trông không rõ, chứng quanh tai lở loét ngứa ngáy và chảy nước vàng, nứt kẽ tai. Cách làm: lấy vải nhúng vào mật gà nhỏ vào chỗ đau. Trẻ con hậu môn bị lở loét bôi vào sẽ khỏi.