Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, gan là một trong các cơ quan giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ung thư gan là loại ung thư phát sinh từ cơ quan này. Đây là tình trạng phát triển và tăng trưởng bất thường, không kiểm soát của các tế bào ở gan, dẫn tới sự hình thành khối u ác tính. Bệnh ung thư gan được phân thành ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát.
Ung thư gan có di truyền không là thắc mắc của nhiều người. (Ảnh minh họa)
Ung thư gan có số ca mắc và tỷ lệ tử vong cao, trong đó, chủ yếu gặp phải ở người lớn, đặc biệt là các đối tượng ở độ tuổi trung niên trở lên. Cùng với đó, nam giới nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 7-8 lần so với nữ giới. Vậy ung thư gan có di truyền không?
Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư gan, nhưng có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này như:
Các triệu chứng của ung thư gan
Thông thường, bệnh ung thư gan tiến triển âm thầm. Khi mắc bệnh vào giai đoạn sớm, hầu hết các trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện gì rõ ràng. Điều này khiến việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng bất thường sau đây, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được kịp thời thăm khám và chẩn đoán:
Ung thư gan có di truyền không?
Với thắc mắc ung thư gan có di truyền không, theo các bác sĩ, trường hợp bệnh nhân ung thư gan do di truyền từ các thành viên gia đình có chung huyết thống thường rất ít, chỉ chiếm vào khoảng 10% trong số các ca bệnh. Ngoài ra, khả năng di truyền là rất thấp và thường không đáng kể với những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ở độ tuổi sau 50 tuổi.
Song không vì vậy mà những người có người thân cùng huyết thống mắc ung thư gan có tâm lý chủ quan, lơ là. So với các đối tượng khác không có yếu tố liên quan đến di truyền, nguy cơ bị ung thư gan của họ thường cao hơn.
Cách phòng tránh bệnh ung thư gan
Bạn cũng có thể chủ động phòng tránh nguy cơ mắc ung thư gan bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo an toàn và bảo quản thức ăn một cách cẩn thận. Đồng thời, không ăn thức ăn bị nấm mốc.
Ngoài ra, bạn cần tăng cường thêm trong thực đơn hàng ngày các loại trái cây, rau xanh và đừng quên ăn các loại hạt (hạt bí, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt chia, hạt hạnh nhân,…); các loại cá béo tự nhiên (cá ngừ, cá thu, cá hồi,...); các loại nấm (nấm rơm, nấm đông cô,...) hay sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,...).
Bạn cũng nên uống thêm trà mỗi ngày, nhất là trà xanh và không lạm dụng bia, rượu, các chất kích thích.
Bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. Đó là luôn giữ cho bản thân một tinh thần lạc quan và một tâm trạng tích cực, vui vẻ, tránh tình trạng bị stress, căng thẳng; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nhưng nên tránh tập quá sức.
Bạn cần đi thăm khám sức khỏe thường xuyên, tầm soát ung thư gan định kỳ, tiêm phòng viêm gan B và tránh bị lây nhiễm bệnh viêm gan C.