Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Ouest-France của Pháp và Tập đoàn truyền thông Funke của Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói rằng, hầu hết trong số 100 máy bay tiên tiến mà Ukraine cần sẽ là F-16.
Các chuyên gia cho rằng tiêm kích F-16 của Mỹ là lựa chọn tốt nhất cho Ukraine, dù các loại máy bay chiến đấu khác như Eurofighter và Gripen của Thụy Điển, đã xuất hiện trong các cuộc thảo luận xung quanh việc cung cấp cho Lực lượng Không quân Ukraine.
Tiêm kích F-16C Fighting Falcon. (Ảnh: Getty Images)
“Mong muốn của chúng tôi là có được những chiếc máy bay chiến đấu vào cuối năm nay”, ông Reznikov nói, đồng thời xác nhận 60 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do Đức sản xuất theo cam kết của các đồng minh phương Tây đã đến Ukraine.
Ukraine từ lâu đã yêu cầu phương Tây cung cấp cho những tiêm kích hiện tại để thay thế những chiếc máy bay cũ từ thời Liên Xô.
Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, đã đồng ý huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16, dù vẫn chưa có quốc gia nào cam kết cung cấp loại máy bay tiên tiến này cho Kiev. Máy bay chiến đấu được cho là một cam kết sâu sắc hơn đối với sự hỗ trợ lâu dài của phương Tây dành cho Ukraine, so với các loại xe tăng.
Vào tháng 1, Ukraine cho biết họ sẽ cần khoảng 200 máy bay chiến đấu của phương Tây để tăng cường năng lực không quân nhằm đẩy lùi lực lượng Nga.
Trước đây, các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, “bất kỳ chiếc F-16 nào cũng sẽ tạo ra sự khác biệt”, nhưng lực lượng không quân của Ukraine sẽ cần khoảng từ hàng chục đến 100 chiếc F-16 hoạt động thành thạo để tạo ra sự khác biệt đáng kể trên chiến trường.
Đầu tháng 5, Thủ tướng Rishi Sunak và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đồng ý xây dựng “liên minh quốc tế” để giúp mua máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan, khi quá trình huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16 diễn ra trong những tháng tới, “chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để xác định khi nào máy bay sẽ được chuyển giao, nước sẽ chuyển giao chúng và số lượng bao nhiêu”.
Ngày 26/5, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết nước này đang xem xét nghiêm túc việc gửi tiêm kích F-16 tới Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng quân đội nước này có các phương tiện để phản ứng trước việc phương Tây cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, đồng thời khi chỉ trích Đan Mạch và Hà Lan về kế hoạch huấn luyện cho các phi công Ukraine.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết quyết định gửi F-16 tới Ukraine sẽ mang đến “rủi ro to lớn” cho các nước phương Tây có liên quan.