Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tỷ phú Masan Nguyễn Đăng Quang đăng đàn giữa 'lùm xùm' nước mắm, tương ớt

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Nguyễn Đăng Quang đã có những chia sẻ xung quanh cơ duyên đến với mỳ gói và những lùm xùm không đáng có thời gian qua.

Ngày 24/4, tập đoàn Masan (mã CK: MSN) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2019.

Tại đại hội, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang đã có những chia sẻ thẳng thắn xung quanh cơ duyên đến với mỳ gói và những lùm xùm không đáng có thời gian qua liên quan đến dự thảo nước mắm và việc tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật…

Đi buôn mỳ gói để “ấm cái bụng”

Tại đại hội, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã giải đáp thắc mắc lâu nay của rất nhiều cổ đông liên quan đến chuyện, vì sao ông học vật lý hạt nhân nhưng lại đi buôn mỳ gói và rồi gây dựng nên “đế chế” Masan lớn mạnh như ngày hôm nay.

“Thực sự chúng tôi không lựa chọn mỳ gói, mà ngược lại, bối cảnh khó khăn lúc đó “buộc” chúng tôi phải chọn mỳ gói” - ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ về cơ duyên đến với ngành hàng tiêu dùng 20 năm về trước.

Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang làm chủ toạ ĐHĐCĐ Masan năm 2019. 

Cũng theo chia sẻ của Chủ tịch Masan, dựa vào tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn thời kỳ đó, “để làm cái bụng ấm hơn” thì phải dựa vào mỳ gói.

“Đến một ngày chúng tôi nhận ra không chỉ có người Việt Nam dùng mỳ gói, mà hơn 140 triệu người Nga cũng cần. Đó là khởi nguồn cho con đường mà Masan đang đi”, ông Quang hào hứng chia sẻ.

“Hãy bắt đầu làm một việc tốt mà bản thân bạn muốn. Nếu bạn đã làm một điều tốt cho bản thân thì hãy nghĩ rộng hơn, hãy làm những điều tốt cho gia đình, mọi người và xã hội”, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ với các cổ đông về kim chỉ nam hoạt động của Masan Group.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tin tưởng rằng với mô hình kinh doanh đang theo đuổi, Masan sẽ trở thành một tổ chức kinh doanh có doanh thu, lợi nhuận cao và bền vững.

“Chúng ta sẽ kinh doanh thành công, bởi làm những điều tốt, có ý nghĩa cho xã hội. Mỗi ngày chúng ta sẽ tạo ra những giá trị nho nhỏ cho mỗi người dân Việt Nam và sẽ được tưởng thưởng bởi doanh thu, lợi nhuận cao” - ông Nguyễn Đăng Quang cam kết với các cổ đông.

“Chúng ta đã nghĩ cứ làm tốt rồi sẽ được hiểu"

Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, trả lời câu hỏi của cổ đông về những lùm xùm vừa qua, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group nói: "Phải thẳng thắn rằng có những điều Masan làm chưa tốt và chưa chủ động, còn ít chia sẻ thông tin với báo chí, truyền thông. Chúng ta đã nghĩ cứ làm rồi mọi người sẽ hiểu. Tất nhiên là không ai hoàn hảo được, nhưng sai thì phải sửa, suy nghĩ đó chưa đúng và Masan cần phải làm tốt hơn công tác truyền thông với báo chí, với xã hội. Hãy cởi mở hơn để chia sẻ".

Còn "sự cố như vậy ảnh hưởng thế nào đến kinh doanh”, thì theo Chủ tịch Masan, câu trả lời đó chỉ có “người tiêu dùng quyết định".

ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Masan. 

Cũng tại ĐHĐCĐ năm nay, ông Quang đã trả lời câu hỏi của cổ đông về thương vụ mua cổ phần Cholimex. Người đứng đầu HĐQT Masan cho biết công ty con Masan Consumer (MCH) đang nắm hơn 30% cổ phần Cholimex, đồng thời cam kết đây là khoản đầu tư tốt, rất hiệu quả bởi Cholimex như "cây đa, cây đề", am hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng và có thể làm ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. 

ĐHĐCĐ cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019. Theo đó Masan đặt mục tiêu tăng doanh thu thuần 20-30% đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, cả ba mảng chính đều tăng trưởng, gồm MCH (21%-35%), MNS (20%), MSR (12-24%). Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty được kỳ vọng đạt 5.000 - 5.500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 40-60% so với năm 2018.

Lợi nhuận sau thuế theo đó tăng mạnh khoảng 44-58%, đạt từ 5.000-5.500 tỷ đồng.

Theo trình bày của lãnh đạo Masan, năm 2018 đánh dấu khởi đầu hành trình 5 năm. Đến năm 2022, tổng doanh thu cả tập đoàn dự kiến đạt 5 tỷ USD, biên lợi nhuận thuần 12-15%.

Trong đó MCH sẽ trở thành nhà cải tiến trong lĩnh vực hàng tiêu dùng số 1 trên thị trường và mang lại 50% doanh thu hợp nhất từ các sản phẩm mới, mang về doanh thu thuần 2 tỷ USD và biên lợi nhuận thuần 20%. MNS đặt mục tiêu chiếm 10% thị phần của thị trường thịt lợn Việt Nam trị giá 10 tỷ USD. Xây dựng mạng lưới phân phối thịt số 1 trên toàn quốc và đem về doanh thu 2 tỷ USD với 50% đến từ thịt có thương hiệu và đạt biên lợi nhuận thuần từ 10-12%.

Về phần MSR, nhà sản xuất Vonfram này kỳ vọng sẽ nâng công suất sản xuất và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược để trở thành nhà cung cấp vật liệu công nghệ cao trên toàn cầu, với thị phần từ 36% lên mức trên 50% (ngoài Trung Quốc). Nhánh tài chính - Techcombank tiếp tục phát triển mô hình "Rủi ro thấp - lợi nhuận cao", đảm bảo ROE dẫn đầu ngành ở 20% và danh mục trên 15 triệu khách hàng bán lẻ.

Được biết, trong quý 1/2019, Masan ghi nhận doanh thu đạt 8.200 tỷ đồng, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2018, tuy nhiên lãi sau thuế tăng 6% lên 865 tỷ đồng. Trong đó, mảng tiêu dùng Masan Consumer đóng góp 3.800 tỷ đồng doanh thu (tăng 5% so với cùng kỳ), nguồn thu từ chuỗi giá trị thịt Masan Nutri-Science đi ngang ở mức 3.200 tỷ đồng. Ở chiều hướng ngược lại, lĩnh vực khoáng sản với Masan Resources giảm đến 20% doanh số về mức 1.200 tỷ đồng.

Nguồn: Người đưa tin

Tin mới