Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tượng trâu mạ vàng giá bạc triệu mừng Tết Tân Sửu được chế tác thế nào?

(VTC News) -

Để có được những tượng trâu vàng ý nghĩa mừng xuân Tân Sửu 2021, các nghệ nhân phải trải qua hàng chục công đoạn xử lý, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo.

Mới đây, xuất hiện trên thị trường quà tặng Tết Tân Sửu 2021, bộ sưu tập trâu vàng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bởi sự tinh xảo, sang trọng. Các loại tượng trâu vàng dao động từ vài triệu đến cả chục triệu đồng. Đặc biệt, có loại tượng trâu vàng cao cấp giá lên tới 50 - 60 triệu đồng.

Ít ai biết, đằng sau các loại tượng trâu vàng độc đáo là cả một quá trình chế tác kỳ công. 

 

Những ngày cuối năm, xưởng chế tác trâu vàng luôn trong không khí tất bật. Người tạo khuôn, người đúc, người mài dũa, người mạ... mỗi người một việc.

Sau khi thiết kế 3D, các mẫu tượng được in sáp và tiến hành đúc đồng.

Chia sẻ về quy trình tạo nên các mẫu trâu vàng dịp Tết, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam cho biết: "Không kể việc lên ý tưởng thiết kế suốt nhiều tháng trời thì các khâu chế tác tại xưởng cho đến khi hoàn thành đã khoảng 40 công đoạn. Trong đó có một số khâu chính như: Tạo mẫu sáp, tạo khuôn và đúc, làm nguội và xử lý bề mặt, mạ vàng, sấy khô, bảo vệ bề mặt".

Sau khi đúc đồng, người thợ phải mất thêm nhiều công đoạn và thời gian để xử lý bề mặt, làm bóng, tạo nhám

Cùng theo ông Tú, vì là quà tặng chế tác thủ công hoàn toàn nên để làm ra được những mẫu trâu vàng đẹp mắt là sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các khâu. Trong đó, việc tạo mẫu sáp và đúc là những là khâu khó, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo, có bí quyết riêng để tạo ra những mẫu tượng trâu có hồn, sống động như thật.

Nếu nghệ thuật đúc tạo nên sự sống động cho các mẫu quà tặng thì công nghệ mạ vàng là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt đối với những sản phẩm mạ khác trên thị trường.

Để bề mặt lớp mạ bám chắc và mịn đều, đội ngũ kỹ thuật sẽ mạ thêm một lót đồng.

Theo ông Tú, công ty ứng dụng công nghệ mạ vàng điện phân tiên tiến, được thực hiện trong bể dung dịch chứa vàng. Đây là phương pháp mạ thông qua dòng điện dựa trên nguyên tắc điện hóa: dùng dòng điện để các nguyên tử vàng bám vào âm cực (sản phẩm cần mạ), nhờ đó, lớp vàng thật bám chắc trên bề mặt, mang lại độ bóng đẹp, đều và mịn ở tất cả các góc cạnh.

Sau khi mạ lót đồng, tuỳ theo loại sản phẩm, chất liệu khác nhau thì đội ngũ kỹ sư sẽ mạ thêm một lớp lót khác là bạc, Nikel hoặc kim loại khác

"Trong lúc mạ vàng phát sinh rất nhiều vấn đề cần kinh nghiệm và kỹ thuật để xử lý. Thông thường, trước khi tượng trâu được đưa vào bể vàng thì các kỹ sư sẽ tạo thêm 1 lớp lót đồng hoặc bạc để đảm bảo bám chặt, đều và mịn hoặc phải điều chỉnh dòng điện cho phù hợp. Với những trường hợp khó hơn sẽ là các kim loại quý khác, đảm bảo lớp mạ bền mãi với thời gian", ông Tú chia sẻ thêm.

Sau khi mạ vàng, tượng trâu sẽ được sấy khô và phủ một lớp sơn đặc biệt để tránh tác động của môi trường, giúp sản phẩm luôn có sắc vàng lấp lánh. 

Công nghệ mạ vàng tiên tiến giúp lớp vàng thật bám đều và chắc trên bề mặt.

Khi mạ vàng bằng phương pháp điện phân thì giúp bề mặt lớp mạ đều và sáng bóng.

Ngoài tượng trâu vàng, trên thị trường còn xuất hiện nhiều quà tặng mạ vàng khác phục vụ Tết Tân Sửu như tranh trâu vàng, tranh chữ Lộc mạ vàng, Tượng Thần Tài mạ vàng, Tranh Cá Rồng phong thủy mạ vàng, bonsai mạ vàng...

Các sản phẩm này đều có giá từ 3 - 10 triệu đồng. Một số sản phẩm cao cấp giá tới vài chục triệu đồng.

Hoa mai bonsai mạ vàng. 

Bằng Lăng

Tin mới