Trịnh Thị sinh ra ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc năm 1775. Với nhan sắc của mình, Trịnh nhanh chóng trở thành kỹ nữ có tiếng ở một nhà thờ nổi trên biển ở Quảng Châu. Nhờ đó, bà nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Trịnh Nhất, tên cướp biển khét tiếng vùng vẫy trên một vùng biển rộng lớn thời nhà Thanh.
Năm 1801, Trịnh Nhất cưới Trịnh Thị, chính thức mở ra một trang mới trong cuộc đời của nữ cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại.
Chân dung nữ cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại.
Mặc dù xuất thân là gái lầu xanh, nhưng Trịnh Thị lại cực kỳ nhanh nhạy với thời cuộc. Bà ta nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống cướp bóc trên biển và không bao lâu cùng chồng gây dựng một đế chế hải tặc hùng mạnh thao tùng toàn bộ vùng biển từ phía Nam Trung Quốc sang đến tận Malaysia.
Tới năm 1807, sau khi chồng chết, Trịnh Thị thay chồng lên lãnh đạo hạm đội cướp biển có tên Cờ Đỏ và bổ nhiệm phó tướng Trương Bảo giúp đỡ mình.
Cả 2 làm việc ăn ý và hiệu quả. Trong khi Trịnh Thị phụ trách lên kế hoạch chiến đấu, điều hành, liên minh với các hạm đội cướp biển khác, thì Trương Bảo đem quân đi chinh chiến khắp các miền gần xa. Không chỉ dừng lại ở cướp bóc, hạm đội của nữ cướp biển Trịnh mở rộng thêm các hoạt động bắt cóc, tống tiền, bảo kê.
Vào thời kỳ huy hoàng, Trịnh kiểm soát trực tiếp gần như toàn bộ tỉnh Quảng Đông, kiểm soát tổ chức một mạng lưới gián điệp lớn trong triều đại nhà Thanh chỉ huy 1.800 tàu cả lớn lẫn nhỏ, 70.000 đến 80.000 tên cướp biển với 17.000 trong số đó là nam giới. Đây là một con số ấn tượng bởi khi đó Hải quân Mỹ chỉ có 5.000 lính thuỷ chiến.
Video: Cướp biển Somalia thả con tin người Việt sau 4 năm giam giữ
Để quản lý số lượng thuộc hạ như vậy, Trịnh lập ra mô hình chính phủ thu nhỏ trong đó tay chân bị ràng buộc bởi pháp luật và có nghĩa vụ phải nộp thuế.
Nhờ tài lãnh đạo của Trịnh, Cờ đỏ trở thành nỗi khiếp đảm của cả một vùng biển Thái Bình Dương. Triều đình nhà Thanh từng nhiều lần muốn đánh tan hạm đội nhưng không thành công. Họ thậm chí còn nhờ tới sự giúp đỡ của hải quân Bồ Đào Nha và Anh cũng như các tàu Hà Lan, nhưng kết quả cũng tương tự.
Biết không thể bắt Trịnh Thị quy hàng, năm 1810, triều đình buộc phải đề nghị Trịnh từ bỏ đế chế thống trị đổi lấy tự do. Sau nhiều năm chinh chiến, Trịnh Thị có vẻ muốn nghỉ ngơi nên nhanh chóng đồng ý khuyến nghị này. Kết quả, hạm đội Cờ Đỏ gầm 80.000 tên tan rã, 126 tên bị xử trảm, gần 400 tên bị lưu đày, số còn lại hoặc được trả tự do hoặc sung vào quân ngũ.
Về phần mình, Trịnh tái hôn với Trương Bảo và chuyển về sống ở đất liền. Nhưng Trương Bảo giống như Trịnh Nhật, qua đời không lâu sau khi kết hôn với Trịnh Thị.
Sau khi người chồng thứ 2 chết, Trịnh hùn tiền mở sòng bài, nhà thổ và sống cuộc đời an nhàn cho tới khi qua đời vào năm 69 tuổi.