(VTC News) – Khi bị tỉnh Bình Dương truy thu thuế 99 tỷ đồng, dù được Bộ Tài chính “bênh”, đại gia Huỳnh Uy Dũng cũng rơi vào tình trạng “được vạ má đã sưng”.
Sự việc truy thu 99 tỷ của ông 'Dũng lò vôi' đến nay vẫn chưa có hồi kết khi dù cơ quan cấp cao nhất của ngành là Tổng cục Thuế đã có văn bản cho hay: Việc ông Dũng "lò vôi" đóng thuế là không sai so với quy định tại các thời điểm song đại diện Bình Dương, ô
ng Trần Văn Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - người trực tiếp ký vào Kết luận Thanh tra, chỉ đạo đoàn thanh tra thực hiện vẫn khẳng định đoàn thanh tra làm đúng.
Ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi) bị truy thu thuế 99 tỷ đồng |
Phóng viên báo điện tử VTC News đã có cuộc phỏng vấn thêm với Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO để làm rõ hơn về vấn đề này. Bình Dương phạt ông Dũng lò vôi 99 tỷ đồng
- Ông bình luận thế nào về việc
99 tỷ đồng nói trên có thể gồm nhiều khoản khác nhau, như tiền truy thu nộp thuế, tiền xử phạt vi phạm hành chính,… Nếu các khoản liên quan đến việc truy thu thuế và phạt chậm nộp thuế, thì hơn ai hết, Bộ Tài chính là cơ quan có chuyên môn cao nhất và nắm rõ nhất.
Trong trường hợp, Bộ Tài chính yêu cầu phải thu, thì cũng có thể chưa chính xác, vì là cơ quan chịu trách nhiệm thu thuế, thì thường có xu thế chặt chẽ hơn. Nhưng trong trường hợp Bộ Tài chính khẳng định doanh nghiệp đã hạch toán và nộp thuế đúng, thì độ tin cậy là rất cao, đặc biệt trong bối cảnh lại ngược hẳn với kết luận của cơ quan Thanh tra.
Nếu như hai bên cơ quan nhà nước không thống nhất được quan điểm, thì việc phân xử đúng sai phụ thuộc vào quyết định của Thủ tướng hoặc Toà án.
- Dù bên nào đúng thì có một điều không thể phủ nhận được là doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại do quyết định sai của cơ quan chức năng gây ra. Ai sẽ là người bù đắp thiệt hại cho doanh nghiệp?
Hai quan điểm đối lập trong trường hợp này thì phải có một là sai, chứ không thể đúng cả hai. Việc này dẫn đến tình trạng được mất hàng chục tỷ đồng của doanh nghiệp (và xét theo khía cạnh ngược lại thì cũng đồng thời là được hay mất của ngân sách).
Đương nhiên cơ quan nhà nước nào làm sai, thì sẽ phải đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, trách nhiệm chỉ còn đặt ra đối với cơ quan thanh tra. Nhưng cuối cùng, dù doanh nghiệp có được trả lại đủ số tiền nộp “oan” thì cũng vẫn là người phải chịu thiệt hại, vì không chỉ ảnh hưởng về tài chính, mà còn những thiệt hại liên quan khác, kể cả về vật chất và phi vật chất.
- Nói rộng ra, trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn bị “bêu” nợ thuế nhầm. Cơ quan chức năng chỉ xin lỗi là xong mà không cần biết doanh nghiệp bị thiệt hại như thế nào. Trên thực tế, có luật nào quy định cơ quan chức năng phải bồi thường cho doanh nghiệp không?
Có nhiều luật quy định về trách nhiệm bồi thường khi các cá nhân, pháp nhân nói chung, các cơ quan nhà nước nói riêng gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Đó là Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi năm 2012), Luật Bồi thường Nhà nước năm 2009,…
Tuy nhiên, quyền đòi bồi thường lại đi đôi với nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế, cộng với nhiều thủ tục, yêu cầu pháp lý rất rắc rối, phức tạp, lê thê, cho nên đa số “nạn nhân” đành tự an ủi, được xin lỗi đã là may lắm rồi, đòi hỏi nữa thì “được vạ thì má sưng” và “gây thù chuốc oán”.
Bảo Linh