Cụ thể, tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Thứ nhất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Những trường hợp nào không được sang tên sổ đỏ?
Thứ hai, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Thứ tư, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, nếu người mua, người nhận tặng cho quyền sử dụng đất cho một trong bốn trường hợp trên thì không được phép sang tên Sổ đỏ dù người bán, người tặng cho có đủ kiện.
Các khoản tiền phải nộp khi làm “sổ đỏ” gồm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Trong đó, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ căn cứ theo giá đất tại Bảng giá đất. Vì vậy, chi phí cấp sổ đỏ năm 2020 sẽ tăng hơn hẳn các năm trước.
Tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, giá đất theo bảng giá đất mới đã được điều chỉnh tăng, ít nhất từ 10-15%. Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất với diện tích trong hạn mức thì tiền sử dụng đất cũng tăng so với giai đoạn 2015 – 2019.