Điều này sẽ giúp cho xe vẫn đảm bảo hoạt động tốt trở lại sau một thời gian dài không sử dụng.
Vệ sinh xe
Việc đầu tiên chủ xe nên làm là tiến hành vệ sinh chung. Côn trùng, bụi bẩn và nhựa cây bám trên xe lâu ngày có thể khiến xe bị han gỉ. Việc vệ sinh sạch sẽ xe sẽ giúp loại trừ các vết hoen gỉ cũng như khống chế tình trạng này không trầm trọng thêm.
Thay dầu và lọc dầu
Tiếp đến, chủ xe nên thay dầu và lọc dầu trước khi đem cất xe nhằm bảo vệ các bộ phận bên trong động cơ. Khi thay dầu, nên nổ máy vài phút để dầu chảy vào các ngóc ngách động cơ.
Nếu cứ giữ lượng dầu cũ và không thay dầu mới thì lượng axit còn đọng trong động cơ có thể sẽ ăn mòn các bộ phận.
Lót sàn và che xe để tránh côn trùng và han gỉ. (Ảnh minh hoạ)
Tháo bugi
Ở những nước khí hậu có độ ẩm cao như Việt Nam thì trước khi cất xe, chủ xe hãy tiến hành tháo bugi và phun vào từng xy-lanh một ít dầu để chống gỉ xy-lanh và vòng piston dính.
Đối với một số loại động cơ, việc làm này cũng tương đối phức tạp nên đa phần các chủ xe bỏ qua. Thực tế cho thấy, với các loại động cơ mới, có thể bỏ qua công đoạn này nhưng với những loại động cơ cũ thì không nên.
Bơm căng lốp xe
Hãy bơm căng lốp đúng theo mức áp suất quy định
Mặc dù không sử dụng đến xe nhưng khi để xe một chỗ lâu thì lốp xe vẫn bị xì hơi. Chính vì vậy, trước khi cất giữ, chủ xe hãy bơm căng lốp đúng theo mức áp suất quy định.
Bên cạnh đó, tài xế cần lưu ý, lốp xe, màu sơn xe và các vật liệu nội thất bằng cao su sẽ bền hơn nếu không chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Do đó, trong điều kiện buộc phải để xe ngoài trời thì hãy sử dụng các tấm gỗ dán hoặc tấm phủ đề che mát cho xe.
Lưu ý đến bình nhiên liệu
Khi không sử dụng xe lâu ngày, bình nhiên liệu có nguy cơ cao bị gỉ, ống dẫn nhiên liệu và bộ chế hòa khí sẽ có các chất lắng, màu trắng. Trong nhiều trường hợp, chất rắn này có thể làm hỏng ống dẫn nhiên liệu và bộ chế hoà khí, buộc tài xế phải thay mới.
Vì vậy, chủ xe nên sử dụng hết số nhiên liệu trong bình sau đó thay bằng loại nhiên liệu cao cấp hơn, không chứa cồn. Nếu buộc phải để xe ngoài trời thì nên đổ đầy nhiên liệu để hạn chế việc hơi ẩm trong không khí lọt vào bình nhiên liệu, gây han gỉ. Nếu để xe trong nhà, trong gara thì chỉ cần đổ nửa bình nhiên liệu, đến khi dùng lại thì có thể nạp đầy.
Ngắt và sạc điện cho ắc quy
Trước khi cất xe trong một thời gian dài, chủ xe cần ngắt ắc uy và sạc đầy. Nếu không ngắt ắc quy, các trang bị trên xe như đồng hồ, điều hòa, máy phát điện, bộ nhớ máy tính... có thể sử dụng lượng điện này và làm ác quy bị cạn.
Ngắt ắc quy cho xe. (Ảnh minh hoạ).
Đặc biệt, khi ngắt ắc quy thì năng lượng vẫn bị tiêu hao (tất nhiên là sẽ rất chậm). Chính vì vậy, ngoài việc áp dụng những mẹo bảo dưỡng ắc quy, nếu không sử dụng xe trong hơn 2 tháng, tài xế nên sạc đầy và sạc lại khi sử dụng xe.
Nếu phải cất giữ xe trong thời gian dài (trên 3 tháng), hãy tháo nó ra khỏi xe và cho vào hộp bảo quản chuyên dụng, để khi lấy ra, ắc quy không bị hỏng. Tuy nhiên thao tác này cần đến sự giúp sức từ các garage chuyên nghiệp, bạn không nên tự ý làm 1 mình nếu không thật sự hiểu hệ thống điện của xe.
Tránh động vật, côn trùng
Hãy mở hé cửaa sổ để xe có thể trao đổi không khí giữa trong và ngoài xe. Tuy nhiên không nên mở cửa lớn quá, kẻo sẽ tạo điều kiện cho các động vật nhỏ làm tổ trong xe. Bạn cũng nên dùng khăn hay vải nhét vào các lỗ hút khí, ống xả của xe để tránh nhện, kiến và các côn trùng khác lọt vào xe.
Bảo quản cần gạt nước
Sau khi tháo cần gạt ra khỏi xe, hãy nhẹ nhàng bọc nó lại bằng giấy kiếng gói thực phẩm để tránh cao su trên cần gạt bị dính. Đặt cần gạt vào những chỗ ấm áp trên xe như dưới thảm hay gần bình ắc quy. Bạn cũng có thể để nguyên cần gạt trên xe và chỉ bọc nó lại bằng giấy kiếng nếu không có thời gian.
Thả phanh
Thả mọi chế độ phanh của xe. Để tránh trường hợp xe dịch chuyển, bạn hãy kê các đồ chặn xe. Nó hiệu quả hơn nhiều so với để chế độ phanh.
Khóa cửa
Thao tác này dùng để phòng trường hợp có kẻ vào trộm xe của bạn.