Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Trung Quốc đưa phi hành gia dân sự đầu tiên vào vũ trụ

(VTC News) -

Theo các quan chức, vào 30/5, Trung Quốc sẽ đưa phi hành gia dân sự đầu tiên vào vũ trụ trong dự án trạm vũ trụ Thiên Cung.

Theo đó, Gui Haichao, một chuyên gia về trọng tải, sẽ cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc vào lúc 9h31 sáng 30/5, giờ địa phương. Thông tin được Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc tuyên bố. 

Cho đến nay, tất cả các phi hành gia Trung Quốc vào vũ trụ đều là thành viên quân đội. Người phát ngôn của cơ quan vũ trụ nói với các phóng viên rằng Gui, giáo sư tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh, sẽ “chịu trách nhiệm chính về hoạt động trên quỹ đạo của các phần thí nghiệm khoa học vũ trụ”.

Trung Quốc đưa phi hành gia dân sự đầu tiên vào vũ trụ.

Chỉ huy nhiệm vụ hôm 30/5 sẽ là Jing Haipeng – người đã vào vũ trụ trước đó 3 lần. Chuyến đi cũng có một thành viên khác là kỹ sư Zhu Yangzhu.

Trung Quốc có kế hoạch đưa các phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2030. Nước này đã đầu tư hàng tỷ USD vào chương trình không gian do quân đội điều hành, cố gắng bắt kịp Mỹ và Nga sau nhiều năm đạt được các mốc quan trọng.

Họ hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ thứ ba và là trạm vụ trũ vĩnh viễn, Thiên Cung, vào năm ngoái. Mô-đun cuối cùng của Thiên Cung - hình chữ T – đã kết nối thành công với cấu trúc lõi vào tháng 11.

Tân Hoa Xã đưa tin, trạm vũ trụ này mang theo một số thiết bị khoa học tiên tiến, bao gồm cả “hệ thống đồng hồ nguyên tử lạnh đặt trên không gian đầu tiên trên thế giới”.

Thiên Cung dự kiến sẽ duy trì quỹ đạo thấp trên Trái đất ở độ cao từ 400 - 450 km trong ít nhất 10 năm. Điều này hiện thực hóa tham vọng duy trì sự hiện diện lâu dài của con người trong không gian.

Mặc dù Trung Quốc không có kế hoạch sử dụng Thiên Cung để hợp tác toàn cầu ở quy mô của Trạm vũ trụ quốc tế, nhưng Bắc Kinh cho biết họ sẵn sàng hợp tác với nước ngoài. Vẫn chưa rõ sự hợp tác đó sẽ rộng đến mức nào.

Phương Anh

Tin mới