Để phục vụ cho kế hoạch này, chỉ riêng trong năm 2019 Trung Quốc đã hạ thủy 20 tàu chiến lớn, bao gồm tàu khu trục, tàu đổ bộ và tàu hộ vệ. Ngoài ra, vẫn còn nhiều tàu chiến khác chưa được xuất xưởng.
Hiện chưa có dự đoán chính thức của Trung Quốc về số lượng tàu chiến sẽ được đóng thêm. Theo cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS), ước tính Trung Quốc sẽ đóng 65 tàu chiến trong thập kỷ tới.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ ước tính Trung Quốc sẽ đóng 65 tàu chiến trong thập kỷ tới. (Ảnh: Xinhua)
Mục tiêu của Trung Quốc là sở hữu một hạm đội có thể bảo vệ số hàng không mẫu hạm ngày càng tăng của họ và để phục vụ lợi ích của nước này trên khắp thế giới. Đặc biệt là việc bảo vệ tuyến đường cung cấp dầu kéo dài từ Trung Đông qua Ấn Độ Dương và Biển Đông, cũng như phục vụ các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cảnh báo rằng việc mở rộng quy mô hạm đội nhanh chóng như vậy sẽ yêu cầu một nguồn lực rất lớn.
Trung Quốc đang sở hữu hơn 300 tàu chiến trên biển, nhiều hơn số tàu của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc “có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng tác chiến bao gồm khoảng 350 tàu và tàu ngầm, trong đó có hơn 130 tàu chủ lực tác chiến trên mặt nước”. Trong bản báo cáo của CRS được công bố hồi tháng 12/2020, Trung Quốc dự kiến nâng tổng số tàu chiến của hạm đội lên 425 tàu, bao gồm tàu sân bay, tàu ngầm và tàu khu trục.
Theo thống kê của CRS, Hải quân Mỹ chỉ có khoảng 293 tàu chiến tính đến đầu năm 2020. Tuy nhiên, các tàu chiến của Mỹ lại lớn hơn nhiều và đều sẵn sàng chiến đấu. Mỹ sở hữu tới 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khi Trung Quốc có 2 chiếc đang hoạt động, trong đó chỉ có một chiếc sẵn sàng chiến đấu.