Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc, Ấn Độ dùng vaccine COVID-19 cạnh tranh ảnh hưởng ở Bangladesh?

(VTC News) -

Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh giành ảnh hưởng ở Bangladesh thông qua việc cung cấp vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 ở nước này.

Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh để cung cấp vaccine ngừa virrus SARS-CoV-2 cho Bangladesh. Đây được xem là cuộc tấn công ngoại giao được dàn dựng kỹ lưỡng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh và New Delhi tại quốc gia Nam Á đông dân cư này.

Tháng trước, Bangladesh đã dọn đường cho công ty tư nhân Trung Quốc Sinovac Biotech tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine CoronaVac.

Viện nghiên cứu lâm sàng icddr,b có trụ sở tại Dhaka (Bangladesh) sẽ tiến hành thử nghiệm. Hôm 3/9, viện này cho biết, một thỏa thuận có điều kiện đã được thực hiện để vaccine được sản xuất tại địa phương.

Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh, gia tăng ảnh hưởng ở Bangladesh thông quan việc cung cấp vaccine COVID-19. (Ảnh: Reuters)

"Nếu vaccine CoronaVac thử nghiệm thành công, một nhà sản xuất vaccine có năng lực ở địa phương của Bangladesh sẽ được lựa chọn. Sinovac sẽ cấp giấy phép để công ty này sản sản xuất vaccine ở Bangladesh", Viện nghiên cứu lâm sàng icddr,b cho Nikkei Asian Review biết.

Theo icddr,b, công ty của Bangladesh sẽ được đối tác với Sinovac Biotech chuyển giao công nghệ và bí quyết liên quan để sản xuất, cung cấp số lượng lớn vaccine, đáp ứng nhu cầu của dân số Bangladesh.

Tuy nhiên, chính phủ Bangladesh đảm bảo không để tất cả “trứng vào một giỏ”. Hôm 28/8, Bangladesh đã hoan nghênh một hợp đồng để đảm bảo công ty Beximco Pharmaceuticals địa phương nhận được nguồn cung cấp vaccine ưu tiên từ Viện huyết thanh Ấn Độ.

Chuyến thăm ngày 18/8 của Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla - người đã gặp Thủ tướng Bangladesh Hasina, được coi là nỗ lực để hàn gắn mối quan hệ và tạo cơ sở cho thỏa thuận giữa Beximco và Viện huyết thanh Ấn Độ.

Virus corona chủng mới đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.300 người ở Bangladesh, với số ca nhiễm bệnh được xác nhận lên tới khoảng 320.000 người. Các nhà phân tích cho rằng Bangladesh nên có các lựa chọn, song nhấn mạnh rằng lợi ích quốc gia cần được bảo vệ trong khi tiếp cận với vaccine.

"Bangladesh nên cân nhắc việc cung cấp loại vaccine theo quy trình chuyên nghiệp. Đặc biệt cảnh giác với các công cụ để thực hiện ảnh hưởng chính trị trong tương lai", Ali Riaz, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Illinois ở Mỹ cho hay.

"Bangladesh nhỏ hơn Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, chúng tôi phải chơi trò chơi, sử dụng ngoại giao, Chúng tôi phải cẩn trọng để không thua trận", A. Mushtaque Chowdhury, giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia ở New York cho hay.

Giáo sư Chowdhury cũng hối thúc Bộ Ngoại giao Bangladesh chủ động, khéo léo để đạt được lợi ích trong cuộc chiến cung cấp vaccine giữa hai cường quốc Ấn Độ và Trung Quốc. Theo ông Chowdhury, ngoài việc đàm phán giá vaccine, Bangladesh nên vận động để nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ để vaccine có thể được sản xuất trong nước.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Bangladesh Zahid Maleque cho biết, Nga cũng thể hiện sự quan tâm đến việc cung cấp vaccine Sputnik V với sự hỗ trợ của chính phủ Bangladesh để sản xuất trong nước.

Ngoài các hoạt động giao thương và đầu tư, Bangladesh còn có vị thế địa chính trị chiến lược, với hơn 160 triệu dân. Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ là các đối tác kinh tế lớn nhất của Bangladesh, cán cân thương mại giữa Bangladesh và hai nước này là không cân bằng.

Trong phần lớn thập kỷ qua, mối quan hệ hợp tác giữa Dhaka với New Delhi đã trở nên sâu sắc hơn. Thế nhưng, mối quan hệ đó gần đây đã xấu đi vì những căng thẳng song phương, cũng như mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng của Bangladesh với Trung Quốc.

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn đã ký hợp đồng cơ sở hạ tầng với giá cao hơn ở Bangladesh, cao hơn các công ty Ấn Độ. Gần đây, một nhà phát triển Trung Quốc đã bảo đảm hợp đồng xây dựng nhà ga sân bay ở thành phố Sylhet phía Đông Bắc giáp với Ấn Độ, điều này đã khiến các nhà hoạch định chính sách ở New Delhi hoang mang.

Kông Anh

Tin mới