Đội tuyển Việt Nam thất bại sau 3 ván đấu với các tỉ số 13-25, 12-25, 22-25 và sẽ đấu trận tranh hạng ba với đội thua trong cặp đấu giữa Thái Lan và Nhật Bản.
Đội tuyển Việt Nam không thể tái lập thành tích 2 ván thắng trước Trung Quốc. (Ảnh: Liên đoàn bóng chuyền châu Á)
Đội tuyển Trung Quốc vẫn thể hiện được sự vượt trội về trình độ để bứt lên. Đội bóng số 1 châu Á thắng 25-22 trong ván thứ ba và kết thúc trận đấu.
Đội tuyển Việt Nam kiên trì bám đuổi đối thủ.
Sau khi HLV Nguyễn Tuấn Kiệt nhắc nhở ở cuối ván 2, các cầu thủ Việt Nam bình tĩnh hơn trong những tình huống dứt điểm ở set 3.
Đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên trong trận đấu dẫn trước đối thủ, với 4 pha ghi điểm liên tiếp. Có Bích Thủy trên sân và chuyền 2 ở vị trí thuận lợi, đội tuyển Việt Nam sẽ có những tình huống di chuyển chéo hiệu quả.
Đội tuyển Việt Nam cần phán đoán hàng sau và bước một tốt để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các pha chuyền 2 tấn công.
Đội tuyển Việt Nam chỉ có cơ hội ghi điểm khi tránh được hàng chắn 2 người của đối thủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào các cầu thủ cũng ở vị trí thuận lợi để có nhiều phương án chuyền 2 gây bất ngờ.
Thanh Thúy không hiệu quả ở ván này khi cô luôn bị đặt vào thế đối mặt với 2 tay chắn của đối thủ. Khi số 3 của đội tuyển Việt Nam xuống hàng sau, những pha đánh lao của cô cũng khó lấy điểm.
Các cầu thủ Trung Quốc cho thấy khả năng quan sát rất nhanh để dứt điểm vào những vị trí trống ở hàng sau của đội tuyển Việt Nam. Các cầu thủ Việt Nam vẫn chưa đủ linh hoạt trong các phương án phối hợp để có những pha tấn công tốt như hiệp một và đang bị bắt bài.
Rất khó ghi điểm ở thế đối đầu với 2 tay chắn của đội tuyển Trung Quốc. (Ảnh: Liên đoàn bóng chuyền châu Á)
Đội tuyển Việt Nam trở lại với đội hình 6 người xuất phát. Trong ván 1, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt sử dụng thêm Nguyệt Anh, Bích Thủy.
Điểm số đầu tiên trong set 2 của đội tuyển Việt Nam đến từ pha tấn công tốt.
Đội tuyển Việt Nam phòng thủ hàng sau và bước một không tốt ở đầu trận. Sau đó, các cầu thủ dần bắt nhịp được với những pha di chuyển nhanh của đối thủ. HLV Nguyễn Tuấn Kiệt chỉ đạo các học trò cố gắng thực hiện những pha di chuyển nhanh ra biên để tấn công. Dù vậy, đội tuyển Việt Nam chỉ ghi được 13 điểm.
Đội tuyển Việt Nam chưa tìm ra phương án tấn công hiệu quả. (Ảnh: Liên đoàn bóng chuyền châu Á)
Đội tuyển Việt Nam cần thực hiện những pha điều bóng và di chuyển nhanh ra 2 biên để tránh được hàng chắn 2 người của đối thủ. HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cũng nhấn mạnh điều này ở lần hội ý thứ hai.
HLV Nguyễn Tuấn Kiệt nhắc nhở các cầu thủ chuyền 2 phải lừa được đối thủ. Đội tuyển Việt Nam không thể đua sức với những cầu thủ có tầm bật nhảy lên tới 3 mét của đối thủ.
Khánh Đang bắt bước 1 không thành công sau cú đập mạnh của đối thủ. Đội Trung Quốc ghi 4 điểm liên tiếp. Đội tuyển Việt Nam chỉ có điểm đầu tiên khi đối thủ phát bóng không qua lưới.
Đội tuyển Việt Nam xuất phát với Nguyễn Khánh Đang, Trần Thị Thanh Thúy, Đoàn Thị Lâm Oanh, Hoàng Thị Kiều Trinh, Nguyễn Thị Trinh, Vi Thị Như Quỳnh.
Trần Thị Thanh Thúy (75 điểm) và Vi Thị Như Quỳnh Như Quỳnh (63 điểm) là 2 cầu thủ ghi điểm nhiều nhất của đội tuyển Việt Nam ở giải vô địch châu Á sau 2 vòng đấu. Wu Mengjie (1m89), Zhou Yetong (1m86) là những mũi công chủ lực của đội tuyển Trung Quốc.
Phạm Thị Nguyệt Anh, Trần Thị Bích Thủy được sử dụng ở một số thời điểm trong các trận đấu để xoay vòng và tạo bất ngờ.
Thanh Thúy vẫn là niềm hi vọng lớn nhất của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam.
Vòng 2
Bảng E
XH | Đội | Trận | Thắng | Thua | Điểm | Ván thắng/ván thua |
1 | Thái Lan | 3 | 3 | 0 | 9 | 9/1 |
2 | Việt Nam | 3 | 2 | 1 | 5 | 7/5 |
3 | Hàn Quốc | 3 | 1 | 2 | 4 | 5/6 |
4 | Australia | 3 | 0 | 3 | 0 | 0/9 |
Bảng F
XH | Đội | Trận | Thắng | Thua | Điểm | Ván thắng/ván thua |
1 | Trung Quốc | 3 | 3 | 0 | 8 | 9/2 |
2 | Nhật Bản | 3 | 2 | 1 | 7 | 8/3 |
3 | Kazakhstan | 3 | 1 | 2 | 3 | 3/6 |
4 | Ấn Độ | 3 | 0 | 3 | 0 | 0/9 |
Vòng 1 - Bảng C
XH | Đội | Trận | Thắng | Thua | Điểm | Ván thắng/ván thua |
1 | Việt Nam | 3 | 3 | 0 | 9 | 9/3 |
2 | Hàn Quốc | 3 | 2 | 1 | 6 | 8/5 |
3 | Đài Loan (Trung Quốc) | 3 | 1 | 2 | 3 | 6/6 |
4 | Uzbekistan | 3 | 0 | 3 | 0 | 0/9 |
Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu tiên lọt vào vòng bán két của giải vô địch châu Á. Các đội bóng còn lại góp mặt ở vòng đấu này cũng chính là 3 đội mạnh nhất châu lục: Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. So với những đối thủ này, đội tuyển nữ Việt Nam còn nhiều điểm thua kém.
Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chạm trán Trung Quốc. (Ảnh: Liên đoàn bóng chuyền châu Á)
Đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc xếp hạng 5 thế giới, số 1 châu Á. Bảng thành tích đồ sộ của đội bóng này có 3 tấm huy chương vàng Olympic, tổng cộng 10 danh hiệu thế giới (World Championship, World Cup, World Grand Champions Cup, FIVB Grand Prix), 13 lần vô địch châu Á và 8 huy chương vàng ASIAD.
Trước năm 2022, đội tuyển nữ Việt Nam đối đầu Trung Quốc 10 lần ở giải vô địch châu Á, Asian Cup và ASIAD mà không thắng được ván nào. Thành tích tốt nhất chỉ là ghi được 23 điểm trong một ván đấu ở Asian Cup năm 2012. Đó là lần hiếm hoi đội tuyển Việt Nam ghi được nhiều hơn 20 điểm trong một ván đấu trước Trung Quốc.
Phải đến 10 năm sau, các đàn em của Ngọc Hoa, Kim Huệ mới thắng được ván đấu đầu tiên khi đối đầu với đội bóng mạnh nhất châu Á. Tại Asian Cup 2022, với đội hình tương tự lực lượng tham dự giải vô địch châu Á năm nay, đội tuyển nữ Việt Nam thua 2-3.
Đội tuyển Trung Quốc chỉ sử dụng đội hình 2 do đội chính đang tập huấn chuẩn bị cho vòng loại Olympic Paris 2024 diễn ra từ 16/9. Dù vậy, họ vẫn thể hiện trình độ cao khi toàn thắng từ đầu giải, đánh bại cả đội tuyển Nhật Bản để giành ngôi đầu bảng F vòng 2.