Là thí sinh cuối cùng tham gia trong phần thi Về đích, Minh Triết chơi tất tay khi chọn 3 câu hỏi 30 - 30 và 30 điểm.
Câu hỏi Triết trả lời đúng, mang về 30 điểm đầu tiên. Câu hỏi thứ hai, Xuân Mạnh giành được điểm 30 điểm, đồng nghĩa bứt phá vươn lên dẫn đầu đoàn đua với 220 điểm.
Câu hỏi cuối cùng, Minh Triết tiếp tục chưa đưa ra đáp án chính xác. Trọng Thành giành quyền trả lời từ khóa, cả khán phòng nín thở chờ đợi đáp án. Tuy nhiên cậu không đưa ra được đáp án chính xác.
Lê Xuân Mạnh (Thanh Hoá) là thí sinh thứ 3 lựa chọn gói câu hỏi 30 - 30 - 30 điểm.
Câu hỏi đầu tiên và câu thứ 3 trả lời đúng đáp án, cậu ghi được 90 điểm với ngôi sao hy vọng, nâng tổng điểm lên 190, tạm về thứ 2 trong đoàn le núi.
Là thí sinh thứ 2 trong phần thi Về đích, Việt Thành lựa chọn gói câu hỏi 30 - 20 - 20 điểm.
Câu hỏi đầu tiên trị giá 30 điểm với nội dung Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 5 quốc gia nào?. Việt Thành chưa đưa ra đáp án chính xác, Trọng Thành trả lời đúng câu hỏi và mang về 30 điểm.
Việt Thành lựa chọn ngôi sao hy vọng cho câu hỏi thứ 2 nhưng chưa đưa ra được đáp án chính xác. Trọng Thành tiếp tục ghi được điểm ở câu hỏi này.
Ở câu hỏi 20 điểm cuối cùng với nội dung Lịch sử, Việt Thành trả lời đúng, tạm về chỗ với 90 điểm.
Trọng Thành là thí sinh đầu tiên lựa chọn gói câu hỏi 20 - 20 - 20 và ngôi sao hi vọng. Cậu chưa đưa ra đáp án chính xác câu hỏi đầu tiên. Việt Thành giành được 20 điểm ở câu hỏi này.
Câu hỏi thứ 2 với nội dung tiếng Anh, Trọng Thành tiếp tục chưa đưa ra đáp án chính xác, Minh Triết giành quyền trả lời và mang về 20 điểm với đáp án "Lý Sơn".
Trọng Thành chọn ngôi sai hy vọng ở câu hỏi cuối và giành được 40 điểmđiểm. Sau phần thi này số điểm của cậu giữ nguyên không đổi - 165.
Phần thi Tăng tốc gồm bốn câu hỏi, thời gian suy nghĩ 30 giây mỗi câu. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ hai được 30 điểm, sau đó giảm dần còn 20 và 10 điểm
Câu hỏi đầu tiên yêu cầu thí sinh chọn cách thoát hiểm đúng khi xảy ra hoả hoạn. Cả bốn đều trả lời cần đến 1 giây, cùng đưa ra đáp án giống nhau: dùng khăn ướt chèn khe cửa ngăn khói vào nhà, dùng thang thoát hiểm, cúi khom người tránh khói.
Việt Thành nhanh nhất, giành thêm 40 điểm; Trọng Thành 30, Xuân Mạnh 20 và Minh Triết 10 điểm.
Trọng Thành bứt phá trong phần thi Tăng tốc, vươn lên dẫn đầu.
Câu 2 yêu cầu thí sinh điền tên các điểm xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Bốn thí sinh đưa ra ba câu trả lời khác nhau. Xuân Mạnh có thêm 40 điểm nhờ câu trả lời đúng, Trọng Thành thêm 30 điểm.
Câu hỏi thứ ba đưa ra năm gợi ý, yêu cầu các thí sinh tìm một mật mã gồm ba chữ số. Câu hỏi này khiến các thí sinh mất khá nhiều thời gian suy nghĩ, đều gần như hết thời gian. Cả bốn đưa ra đáp án khác nhau nhưng không ai giành điểm.
Câu hỏi cuối cùng phần thi Tăng tốc yêu cầu tìm nhân vật từ những hình ảnh gợi ý của chương trình. Đáp án là nhà quân sự Trần Đại Nghĩa, năm 2023 kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Người giành được 40 điểm là Trọng Thành, 30 điểm thuộc Xuân Mạnh, Minh Triết thêm 20 điểm, 10 điểm thuộc về Việt Thành.
Sau phần thi này, Triết 70 điểm, Mạnh 100, Thành 120, dẫn đầu là Trọng Thành với 125 điểm.
Từ khoá cần tìm trong phần thi Vượt chướng ngại vật chung kết Olympia 2023 với 15 chữ cái.
Câu hỏi đầu tiên: "Từ nào còn thiếu trong đoạn bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn". Với đáp án "thiên nhiên" - Minh Triết là thí sinh duy nhất giành được điểm ở câu hỏi đầu tiên.
Việt Thành xuất sắc vượt qua phần thi Vượt chướng ngại vật.
Ngay khi kết thúc câu hỏi đầu tiên, Việt Thành nhanh tay bấm chuông giành quyền trả lời từ khóa. Cậu đưa ra đáp án chính xác "Năng lượng tái tạo", cả khán đài như bùng nổ. Nhờ đáp án này, nam sinh trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội vươn lên dẫn đầu đoàn đua với 70 điểm.
Đặc biệt ở cả 3 vòng chơi tuần, tháng, quý, cậu cũng xuất sắc trả lời đúng từ khoá Vượt chướng ngại vật, được mệnh danh "ông vua Vượt chướng ngại vật".
Lượt hỏi đầu tiên có 8 câu. Trọng Thành (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) trả lời đúng 1 câu hỏi và sai 1 câu hỏi, cậu tạm mang về 5 điểm đầu tiên. Nguyễn Minh Triết (THPT chuyên Quốc học - Thừa Thiên Huế) trả lời đúng 1 câu hỏi, mang về 10 điểm đầu tiên cho bản thân.
Bước vào lượt hỏi thứ 2 với 12 câu. Cả bốn thí sinh đều ghi được điểm, trong đó, Trọng Thành được 30 điểm, thí sinh Nguyễn Việt Thành, Nguyễn Minh Triết cùng đạt 20 điểm và Lê Xuân Mạnh về cuối với 15 điểm.
Kết thúc lượt 3 với 16 câu hỏi. Trọng Thành tiếp tục duy trì vị trí đầu tiên với 65 điểm. Tiếp đến là Minh Triết với 30 điểm, Việt Thành 30 và Xuân Mạnh tạm về cuối với 15 điểm.
Phần thi Khởi động.
Theo thứ tự bốc thăm, bốn thí sinh xuất hiện từ trên khán đài, lần lượt Trọng Thành, Minh Triết, Việt Thành và Xuân Mạnh.
Thứ tự đứng của các thí sinh.
Các em giới thiệu ngắn gọn về quê hương và thể hiện sự quyết tâm qua hai câu thơ ngắn.
Việt Thành: Thánh Gióng bay lên cùng ngựa sắt/ Sóc Sơn rực sáng ánh bình minh.
Minh Triết: Huế thương, Huế đợi từng ngày/ Chờ tôi, Minh Triết trên tay chiếc vàng.
Xuân Mạnh: Xứ Thanh đất học giỏi giang/ Rinh vòng nguyệt quế vinh quang trở về.
Trọng Thành: Người Hải Phòng ăn sóng, nói gió/ Bước đến đây biến mọi điều từ không thành có.
Sáng sớm 8/10, hàng nghìn người đổ về nơi tổ chức để theo dõi, cổ vũ cho các thí sinh và đặc biệt là Nguyễn Minh Triết - Học sinh Trường THPT Chuyên Quốc học Huế.
Từ 8h sáng 8/10, học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, lãnh đạo TP Hải Phòng, Sở GD&ĐT và nhiều người về quảng trường Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để cổ vũ cho thí sinh Nguyễn Trọng Thành, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Chuyên Trần Phú Hải Phòng.
4 thí sinh tham gia Chung kết Đường lên đỉnh Olympia từ trái sang: Nguyễn Trọng Thành, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Việt Thành, Lê Xuân Mạnh.
(Ảnh: Khổng Văn Chí)
Để chuẩn bị cho chung kết năm, Lê Xuân Mạnh, lớp 12, trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa giành nhiều thời gian với các câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học, Lịch sử, kiến thức chung nhờ khả năng ghi nhớ tốt.
Hành trình đến chung kết Olympia.
Nguyễn Minh Triết, lớp 12 Lý, trường THPT chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế Triết tập trung nhiều thời gian nghiên cứu vài trận chung kết gần đây, duy trì thói quen đọc báo và xem tin tức để bổ sung kiến thức xã hội, cải thiện khả năng tiếng Anh. Cậu cũng sẽ nhờ sự hỗ trợ của các thầy cô, anh chị để ôn luyện hiệu quả hơn.
Nguyễn Việt Thành, lớp 12 trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) học hỏi lối chơi điềm tĩnh, kiến thức đa dạng của các đàn anh. Ngoài việc học và đấu tập Olympia, thời gian rảnh, Thành sẽ đá bóng, xem tin tức và đọc sách. Nam sinh thường đọc những tác phẩm văn học nổi tiếng, thích nhất tác phẩm "Tuổi thơ dữ dội" của tác giả Phùng Quán, và những sách khoa học.
Hành trình đến Đường lên đỉnh Opympia của Nguyễn Việt Thành.
Nguyễn Trọng Thành, lớp 12 Anh 1, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng cho rằng, Olympia là sân chơi về kiến thức, do đó không có sự chuẩn bị nào hợp lý hơn là đọc kỹ sách giáo khoa, xem báo đài. Cùng đó, cậu kết nối với bạn bè có cùng đam mê để đấu tập. Từ cuối năm lớp 10 đến nay, trung bình một ngày Thành chơi một trận. Nếu gặp những câu hỏi không trả lời được, cậu sẽ ghi lại, dành thời gian tìm hiểu khi rảnh.
Trải qua 51 trận đấu với 144 thí sinh, 4 nam sinh sẽ so tài tại chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2023 là Nguyễn Việt Thanh (THPT Sóc Sơn, Hà Nội), Nguyễn Minh Triết (THPT chuyên Quốc học - Thừa Thiên Huế), Lê Xuân Mạnh (THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa), Nguyễn Trọng Thành (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng).
Theo công bố của ban tổ chức, năm nay thí sinh chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng trị giá 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng). Đây là mức giải thưởng cao nhất trong lịch sử chương trình Đường lên đỉnh Olympia trong 23 năm qua. Đồng thời, giải thưởng với các thí sinh đạt giải Nhì, giải Ba cũng tăng lên gấp đôi so với năm ngoái (giải Nhì 200 triệu và giải Ba 100 triệu đồng).