Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trinh sát cơ Mỹ giảm tần suất do thám Biển Đông

(VTC News) -

Mỹ tiến hành 36 chuyến bay do thám trên Biển Đông trong tháng 6, chỉ bằng một nửa so với tháng 5, theo Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI).

Theo SCSPI, 22 máy bay thực hiện nhiệm vụ do thám trên Biển Đông của Mỹ tháng trước bao gồm máy bay cảnh báo sớm E-3B, máy bay trinh sát điện tử RC-135U cùng máy bay trinh sát không người lái MQ-4C và RQ-4.

Trong khi đó, Washington gia tăng đáng kể hoạt động trinh sát ở biển Hoa Đông vào tháng trước so với các chuyến bay lẻ tẻ trước đó. 

Ngoài ra, Mỹ cũng thực hiện một số chuyến bay do thám quanh Đài Loan. 

Trinh sát cơ Mỹ giảm tần suất do thám ở Biển Đông trong tháng 6. (Ảnh: Reuters)

SCSPI nhận định hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông giảm mạnh là do cuộc tập trận quy mô lớn do Nga triển khai ở ngoài khơi Hawaii vào giữa tháng 6. Hoạt động diễn tập này buộc Mỹ phải điều lực lượng tới giám sát. 

Các quan chức Nga gọi đây là cuộc tập trận với quy mô lớn nhất ở Thái Bình Dương kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Cùng thời điểm này, ba chiến đấu cơ F-22 của Mỹ xuất phát từ căn cứ Trân Châu Cảng-Hickam ở Hawaii, nhiều khả năng là để đáp trả cuộc tập của Nga. 

Theo nhà bình luận quân sự Song Zhongping, các chuyến bay do thám của Mỹ trên biển Đông đang trở nên bình thường hơn.

"Khả năng quân sự của quân đội Trung Quốc không ngừng được cải thiện và quân đội Mỹ đang ngày càng lo lắng. Mặt khác, quân đội Mỹ cũng đang chuẩn bị cho khả năng chiến đấu nên phải tăng cường hoạt động do thám quân đội Trung Quốc", ông Zhongping cho hay. 

Hải quân Mỹ thời gian qua tăng cường các chuyến bay do thám trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động phi pháp ở vùng biển này. 

Các hoạt động mới này của hải quân Mỹ xuất hiện trong bối cảnh Tổng thống Biden mô tả Trung Quốc là “đối thủ nghiêm trọng nhất” của Mỹ và vạch ra các kế hoạch đối diện với một “cuộc tấn công của Bắc Kinh nhằm vào tài sản trí tuệ và sự quản trị toàn cầu”. 

Song Hy

Tin mới