Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh cho biết, con số này tăng mạnh so với 1.000 chuyến bay được thực hiện trong năm 2000.
Mỹ cũng 13 lần điều động các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu đổ bộ tới Biển Đông trong năm qua, gấp đôi so với năm 2020.
Ít nhất 11 tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ hoạt động trong cùng khu vực suốt 12 tháng qua.
Một máy bay do thám của không quân Mỹ. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Ông Hu Bo, giám đốc SCSPI cho biết cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn khơi mào chiến tranh, nhưng nguy cơ đụng độ gia tăng khi các bên tăng cường hiện diện ở Biển Đông.
"Hai bên chạm trán nhiều lần trên không và dưới biển ở Biển Đông. Bất cứ xử lý không thích hợp hoặc tai nạn nào cũng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng", ông Hu cho hay.
Trong báo cáo công bố tháng trước, SCSPI cho biết các trinh sát cơ Mỹ thực hiện 94 chuyến bay do thám tại Biển Đông vào tháng 11.
80% các chiến dịch do thám này của Mỹ do máy bay tuần tra P-8A Poseidon thực hiện. P-8A Poseidon là mẫu Boeing 737 được sửa đổi để theo dõi và tiêu diệt các tàu mặt nước và tàu ngầm.
Các máy bay khác tham gia vào hoạt động do thám Biển Đông gồm có máy bay trinh sát điện tử EP-3E Aires và RC-135W Rivet Joint, máy bay quét radar RC-135U Combat Sent, trinh sát cơ trang bị hệ thống radar giám sát tổng hợp E-8C (JSTARS), máy bay do thám không người lái MQ-4C Triton và máy bay tuần tra hàng hải P-3C Orion.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc vẫn đang thuê các nhà thầu quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ giám sát trong khu vực.
Kể từ sau khi Tổng thống Biden lên nắm quyền, Mỹ gia tăng đáng kể hoạt động tuần tra, thách thức yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chuyến bay do thám của Mỹ gần đây không chỉ gia tăng về tần suất mà còn tiến gần hơn tới lãnh thổ Trung Quốc.