Khi nói đến trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), có rất ít ngành công nghiệp tại Việt Nam sử dụng máy móc nhiều như trong ngành sản xuất, từ đó mở ra cơ hội thử nghiệm và triển khai tự động hóa và thu thập dữ liệu dựa trên trí tuệ nhân tạo trên quy mô lớn nhất.
Internet vạn vật công nghiệp (Industrial Internet of Things - IIoT) đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, và khi kết hợp với việc triển khai mạng 5G sẽ giúp chuyển đổi hoạt động sản xuất về lâu dài.
Tăng 14 bậc trong Báo cáo về Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của Chính phủ năm 2021, Việt Nam hiện đang đi đầu trong việc thúc đẩy sự thay đổi và nắm bắt cơ hội để phát triển mạnh mẽ dựa trên quá trình chuyển đổi trong thời kỳ hậu đại dịch.
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đặt mục tiêu phát triển đất nước năng động hơn trong Nền công nghiệp 4.0; trong đó, chiến lược về trí tuệ nhân tạo đặt ra tham vọng trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trong khu vực về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Trong thập kỷ qua, các cảm biến chi phí thấp và phân tích công nghệ cao đã mang lại cho các nhà sản xuất cấp độ nhận diện mới, giúp tăng sản lượng và giảm thời gian ngừng hoạt động.
Với trí tuệ nhân tạo và sản xuất dựa trên điện toán nhận thức (cognitive manufacturing), nền công nghiệp 4.0 đang mở ra một loạt những khả năng mới để các doanh nghiệp cải thiện hoạt động từ khâu làm việc với nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất và khách hàng.
Với công nghệ sản xuất thông minh hơn, hoạt động của nhà máy sẽ hiệu quả hơn, giảm thiểu hỏng hóc, tăng sản lượng, năng suất, khách hàng hài lòng hơn, tài sản và hàng tồn kho được tối ưu hóa, đồng thời, thiết bị và quy trình được cải tiến.
Đại dịch COVID-19 đã mang đến cơ hội cho ngành sản xuất lùi lại một bước để khám phá cách thức đổi mới và áp dụng các công nghệ số tiên tiến để hoạt động hiệu quả hơn, từ đó, thúc đẩy nhu cầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất.
Giờ đây, nhiều doanh nghiệp đã chứng kiến những lợi ích mà trí tuệ nhân tạo có thể mang lại đối với trải nghiệm khách hàng, các doanh nghiệp muốn trở nên thông minh hơn khi vượt qua đại dịch, đồng thời, xác định các phương thức để đưa trí tuệ nhân tạo vào hoạt động của họ trong tương lai.
Theo một nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực công nghiệp do IBM thực hiện, một nhà máy trung bình tạo ra 1 TB dữ liệu sản xuất trong 1 ngày, tuy nhiên, chưa đến 1% khối lượng dữ liệu thực sự đang được các nhà sản xuất phân tích.
Trong khi đó, đám mây lai kết hợp các công nghệ thông tin thế hệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo, điện toán biên và an ninh mạng có thể tạo ra giá trị hiệu quả và hành động trên dữ liệu chưa được khai thác này khi cần thiết, đặc biệt khi tốc độ và độ trễ dữ liệu là những yếu tố quan trọng.
Các tổ chức có tư duy tiến bộ đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhanh chóng tiếp cận thông tin từ dữ liệu và tự động hóa tất cả các khâu từ trung tâm liên lạc chăm sóc khách hàng đến chiến dịch tiếp thị hay quy trình nhân sự, nhúng trực tiếp trí tuệ nhân tạo vào điểm tiếp xúc với khách hàng và nhân viên.
Một khảo sát gần đây của IBM cho thấy các doanh nghiệp vẫn đang khám phá trí tuệ nhân tạo, cho dù tại quốc gia nào, được chia đều giữa - 48% có kế hoạch sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các dự án cụ thể và 46% có kế hoạch triển khai trí tuệ nhân tạo trên toàn doanh nghiệp.
Trong số các doanh nghiệp hiện đang triển khai trí tuệ nhân tạo, 40% đang phát triển chứng minh khái niệm cho các dự án cụ thể dựa trên trí tuệ nhân tạo hoặc được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, và 40% đang áp dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo được xây dựng sẵn (ví dụ như chatbot).
IBM làm việc với các khách hàng trong lĩnh vực sản xuất để cùng xây dựng lộ trình cho một giải pháp tùy chỉnh với trọng tâm là tận dụng các khoản đầu tư công nghệ vận hành hiện có, cải thiện các chỉ số chính, các công cụ số và sử dụng đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao nhất.
Doanh nghiệp giúp khách hàng thiết lập hướng đi dựa trên kiến trúc công nghiệp 4.0 tham chiếu đã được chứng minh và các tiêu chuẩn ngành, đạt được quy mô bằng cách triển khai nhất quán các công nghệ tiên tiến cho khu vực sản xuất trên nền tảng mở và tạo ra giá trị tối đa bằng cách lựa chọn các quy trình sản xuất để giải quyết nhu cầu tức thì.
Việt Nam có điều kiện tốt để sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và áp dụng rộng rãi công nghệ này vào sản xuất trong nước trong thời gian tới. Việc triển khai trí tuệ nhân tạo vào chuỗi cung ứng sẽ cách mạng hóa và tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn trong hệ sinh thái sản xuất. Về lâu dài, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam sẽ có khả năng nâng cao năng suất tổng thể và tăng tính bền vững.
Nguồn: Bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng Giám đốc của IBM tại Việt Nam