
Hà Nội
Kon Tum
Phú Thọ
Điện Biên
Trong 100 năm trở lại đây, tại tỉnh Điện Biên xảy ra 3 trận động đất với cường độ lớn 5,3 - 6,9 độ richter. Cụ thể: năm 1935 xảy ra trận động đất 6,9 độ richter tại lòng chảo Điện Biên, năm 1983 xảy ra tại thị trấn Tuần Giáo với cường độ 6,7 độ richter, năm 2001 xảy ra tại thành phố Điện Biên Phủ với cường độ 5,3 độ richter và trận động đất này gây thiệt hại khoảng 210 tỷ đồng, phá hủy rất nhiều công trình của Nhà nước, Nhân dân.
Riêng năm 2017, tại tỉnh xảy ra 7 trận động đất ở các huyện Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay với cường độ từ 2,1 - 3,9 độ richter.
Vì nằm trên hệ thống đứt gãy địa chất
Vùng Tây Bắc Việt Nam nằm trên hệ thống đứt gãy Sơn La – Điện Biên – Lai Châu, vì vậy, thường xuất hiện động đất. Theo nghiên cứu, những trận động đất tại đây có vùng rung động phá hủy hẹp nên không gây thiệt hại đáng kể.
Vì nằm trên vành đai động đất
Vì ở đây có nhiều hang động ngầm
Vì nằm trên miệng núi lửa
Ấn Độ Dương
Ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh 9,3 độ richter ở Ấn Độ Dương tạo ra cơn sóng thần đánh vào bờ biển của 14 nước, cướp đi sinh mạng hơn 220.000 người, được coi là thảm họa lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử hiện đại.
Những con sóng thần có độ cao lên tới 30 m phá hủy hoàn toàn các khu dân cư ven biển nơi con sóng thần đi qua, làm chết hàng trăm nghìn người ở các quốc gia ven biển như Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan.
Cơn địa chấn tại Ấn Độ Dương cũng làm rung chuyển mặt đất với cường độ mạnh hơn 100 lần so trận động đất 7 độ richter tên gọi Loma Prieta, xảy ra năm 1989 tại Mỹ. Khi các trận động đất chỉ kéo dài vài giây, thì trận động đất Sumatra - Andaman kéo dài tới gần 10 phút, gây ra các trận động đất khác ở tận Alaska (Mỹ), khiến toàn Trái đất dịch chuyển ít nhất vài cm. Đáng chú ý, trận động đất tại khu vực Ấn Độ Dương kích hoạt chuỗi các đợt sóng thần khắp khu vực, tàn phá kinh hoàng trên diện rộng, suốt từ Somalia ở phía Đông châu Phi tới Sumatra ở Đông - Nam Á.
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ
Nhật Bản
Chile
Trận động đất có cường độ lớn nhất ghi nhận được xảy ra ở Chile vào ngày 21/5/1960 với độ lớn 9.5 richter, gây ra sóng thần, làm 5.000 người chết. Giống như Nhật Bản, Chile là quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương (Vành đai địa chấn Thái Bình Dương). Đây là khu vực bao quanh Thái Bình Dương, có chiều dài lên tới 40.000 km, nơi xảy ra rất nhiều trận động đất và phun trào núi lửa thuộc hàng mạnh nhất trên Trái Đất.
Chính vị trí địa lý đặc biệt là nguyên nhân khiến quốc gia này liên tiếp gặp phải những trận động đất, sóng thần cực mạnh và gây nhiều thiệt hại to lớn trên nhiều lĩnh vực. Theo các thống kê, khoảng 90% các trận động đất trên Trái Đất đều xảy ra tại vành đai lửa này.
Indonesia
Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước ghi nhận nhiều địa chấn nhất thế giới. Do Nhật Bản nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực có các hoạt động địa chấn mạnh trải dài qua Đông Nam Á và vùng lòng chảo Thái Bình Dương.
Indonesia
Việt Nam
Philippines
7
8
9
Vào hồi 14h46, ngày 11/3/2011 (giờ địa phương), trận động đất mạnh 9,0 độ richter làm rung chuyển Nhật Bản và gây thiệt hại trên diện rộng cho vùng duyên hải phía Đông.
Trận động đất kéo dài khoảng 6 phút, xảy ra ở độ sâu 24,4 km, với tâm chấn khoảng 130 km về phía đông của thành phố Sendai, vùng Tohoku. Trận động đất này mạnh đến nỗi làm di chuyển đảo Honshu - hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản 2,4 m về phía Đông và làm dịch chuyển trục Trái Đất từ 10-25 cm. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, lớn thứ tư trên thế giới kể từ năm 1900.
Trận động đất này gây ra sóng thần cực lớn, với chiều cao trung bình từ 10-15 m, thậm chí ở một số nơi, chiều cao của sóng thần được ước tính lên đến 40 m và tràn vào nội địa Nhật Bản.
Sóng thần do trận động đất gây ra ảnh hưởng đến gần như toàn bộ bờ biển Thái Bình Dương và hơn 20 quốc gia ở cả hai bên Thái Bình Dương phải ban hành cảnh báo sóng thần. Theo thống kê, trận động đất, sóng thần này đã cướp đi sinh mạng của 22.118 người, tổng thiệt hại ước tính 16,9 nghìn tỷ yên.
10