Hiện hành tinh của chúng ta chỉ có một mặt trăng. Thậm chí vệ tinh tự nhiên này còn được đặt tên là Mặt Trăng.
Thuở sơ khai khi con người bắt đầu khám phá các vì sao, chúng ta chỉ biết đến Mặt Trăng như một vệ tinh tự nhiên duy nhất. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học, chúng ta dần phát hiện thêm nhiều vệ tinh tự nhiên trong Hệ Mặt Trời tương tự hoặc lớn hơn gấp nhiều lần Mặt Trăng của Trái Đất.
Theo Live Science, dựa trên định nghĩa về một vệ tinh tự nhiên thì Trái Đất trước đây cũng như hiện tại có thể có nhiều hơn một mặt trăng.
Trái Đất có nhiều "mặt trăng" hơn chúng ta nghĩ. (Ảnh: HowStuffWorks)
Nhà thiên văn học Gábor Horváth thuộc Đại học Eötvös Loránd (Hungary), Mặt Trăng hiện vẫn là vệ tinh nhân tạo giữ danh hiệu mặt trăng ở dạng rắn duy nhất của Trái Đất. Tuy nhiên Mặt Trăng không phải vật thể duy nhất kéo vào quỹ đạo của Trái Đất bởi còn các đám mây bụi đang quay quanh hành tinh của chúng ta. Về định nghĩa, những đám mây bụi này được coi là mặt trăng nhỏ, bán vệ tinh nhân tạo hoặc “mặt trăng ma”.
Do đó câu hỏi Trái đất có bao nhiêu mặt trăng phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Con số đã thay đổi theo thời gian - từ 0, thành một, đôi khi là nhiều mặt trăng.
Quay trở lại những ngày đầu của Trái Đất, khoảng 4,5 tỷ năm trước, hành tinh của chúng ta không có mặt trăng. Sau đó, khoảng 4,4 tỷ năm trước, một tiền hành tinh có kích thước gần bằng Sao Hỏa có tên là Theia va chạm với Trái Đất. Những khối vật chất đất đá khổng lồ từ hành tinh của chúng ta bị đẩy ra ngoài không gian, trở thành "cơ sở" để hình thành nên các vệ tinh tự nhiên.
Các mảnh vật chất đất đá này sau đó kết hợp với nhau chỉ trong vài giờ hoặc lâu hơn và dần dần hình thành Mặt Trăng ngày nay.
Hiện nay, ngoài Mặt Trăng, Trái Đất cũng có những “mặt trăng nhỏ” có đường kính chỉ vài cm hoặc lên đến hàng m bị lực hấp dẫn kéo vào quỹ đạo của hành tinh nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Một ví dụ điển hình là năm 2006, thiên thạch dài tới 6 mét mang tên 2006 RH120 quay quanh quỹ đạo Trái Đất với thời gian kỷ lục lên đến 18 tháng trước khi tiếp tục trôi dạt trong không gian. Hay gần đây nhất là trường hợp của thiên thạch 2020 CD3 dài 3,5 m với thời gian quay quanh quỹ đạo Trái Đất lên đến 3 năm – nó không khác gì một mặt trăng thứ 2 của hành tình.
Ngoài các vệ tinh tự nhiên đến và đi từ quỹ đạo Trái Đất, còn có các vật thể không gian mà NASA gọi là bán vệ tinh, chẳng hạn như tiểu hành tinh 3753 Cruithne. Những tảng đá không gian này quay quanh Mặt Trời giống với Trái Đất gần đến mức chúng gắn bó với hành tinh của chúng ta trong suốt quỹ đạo 365 ngày của nó.
Trái Đất có nhiều vệ tinh tự nhiên đến và đi khỏi quỹ đạo và chúng quanh quay hành tinh của chúng ta không khác gì Mặt Trăng.
Một số vật thể không gian, chẳng hạn như tiểu hành tinh 2010 TK7 cũng được gọi là "mặt trăng" vì chúng bị kéo vào quỹ đạo bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời - Trái Đất hoặc Trái Đất - Mặt Trăng.
Theo ông Horváth, song song với sự hình thành của mặt trăng dạng rắn và ổn định quỹ đạo của nó quanh Trái Đất, cũng xuất hiện các điểm Lagrange vị trí hấp dẫn và giữ các hạt liên bụi hành tinh qua hàng tỷ năm xung quanh hành tình của chúng ta. (Lagrange là lực hấp dẫn của hai vật thể lớn hơn tạo ra các vùng lực hướng tâm)
Một số nhà thiên văn học gọi những đám mây hạt này là "mặt trăng ma" hay mây Kordylewski, theo tên nhà thiên văn học người Ba Lan phát hiện ra chúng vào những năm 1960.
Tuy nhiên, những “mặt trăng ma” này sẽ không bao giờ tạo thành một mặt trăng ở dạng rắn bởi vì bụi không thể kết tụ, liên kết hoặc kết dính với nhau, ông Horváth nói. Trong khi đó các điểm Lagrange không đổi, vật chất trong chúng liên tục di chuyển ra vào trong đám mây bụi.