Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp TP.HCM áp dụng thế nào?

(VTC News) -

Các doanh nghiệp tại TP.HCM có từ 1.000 công nhân trở lên sẽ được xem xét, đánh giá toàn diện để áp dụng Bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm COVID-19.

Ngày 9/4, Liên đoàn lao động TP.HCM cho biết, đơn vị đang phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát việc áp dụng Bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại các doanh nghiệp ở TP.HCM.

Theo Liên đoàn lao động TP.HCM, những đơn vị hoạt động dưới 1.000 công nhân sẽ được giao UBND phường, xã, thị trấn tổ chức theo dõi, nắm tình hình và báo cáo.

Doanh nghiệp từ 1.000 đến 3.000 công nhân giao Chủ tịch UBND các quận, huyện tổ chức kiểm tra.

Sở Y tế sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan có biện pháp kiểm tra đối với doanh nghiệp có 3.000 công nhân trở lên.

Trong 10 tiêu chí đánh giá rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có mức rủi ro trên 80%, cơ quan chức năng sẽ xem xét, nghiên cứu cho tạm dừng hoạt động để khắc phục. Khi khắc phục được các rủi ro, đạt yêu cầu về các tiêu chí, doanh nghiệp có thể tiếp tục được sản xuất.

Tuy nhiên, Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro cũng gây nhiều băn khoăn cho các doanh nghiệp. Thực tế, doanh nghiệp càng đông lao động, việc đáp ứng các tiêu chí của Bộ đánh giá này càng khó. Trong khi đó, hoạt động sản xuất là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp.

Hiện UBND các quận, huyện, sở, ngành của TP.HCM đang gia hạn cho các doanh nghiệp gửi kết quả tự đánh giá chỉ số rủi ro trước ngày 12/4. Doanh nghiệp nào có kiến nghị từ thực tiễn sẽ được các cơ quan chức năng phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá kết quả để từ đó có hướng xử lý phù hợp.

Doanh nghiệp nào không đáp ứng được Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lây nhiễm Covid-19 sẽ được xem xét tạm ngưng hoạt động.

Ban Quản lý các Khu chế xuất (KCX) và Khu công nghiệp (KCN) TP.HCM cho biết, thành phố hiện có 17 KCX, KCN, trong đó, 14 KCX - KCN đã đi vào hoạt động. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là gần 1.100 doanh nghiệp với khoảng hơn 274.000 lao động.

Để thực hiện tốt công tác phòng dịch của thành phố, thời gian qua Ban Quản lý đề nghị các doanh nghiệp trong các KCX, KCN điều chỉnh giãn tiến độ thi công xây dựng nhằm hạn chế tập trung đông người tại các công trình xây dựng, hạn chế thi công ca đêm nếu không có yêu cầu đặc biệt.

Số lượng nhân công tập trung tại các sàn tối đa không quá 30 người trong một ca; thực hiện các biện pháp khử khuẩn, mang khẩu trang, thiết bị bảo hộ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp ở cự ly gần (dưới 2m).

Các doanh nghiệp phải tổ chức đo thân nhiệt cho người ra, vào công trình; đo thân nhiệt cho nhân công tại công trình vào đầu và cuối mỗi ca. Ngoài ra, Ban Quản lý cũng yêu cầu rà soát nhân công lao động, chuyên gia nước ngoài đến từ các vùng dịch trở lại làm việc để báo cáo.

Bộ chỉ số đánh giá dành cho 10 thành phần (tối đa 10 điểm/thành phần), bao gồm:

1. Số lượng công nhân làm việc tập trung của doanh nghiệp.

2. Mật độ người lao động làm việc ở các phân xưởng, bình quân trên 1 m2 mặt bằng phân xưởng.

3. Người lao động rửa tay, có xịt nước sát khuẩn trước khi vào và ra khỏi phân xưởng.

4. Tỷ lệ công nhân đeo khẩu trang trong lúc làm việc.

5. Số công nhân được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào phân xưởng.

6. Khoảng cách công nhân ở nhà ăn.

7. Số công nhân đi làm bằng xe đưa rước.

8. Số khu vực (địa điểm đón, trả công nhân) công nhân ở trước khi đi làm (mỗi khu vực cách nhau từ 3km trở lên).

9. Công ty phát khẩu trang cho công nhân mỗi ngày hoặc phát đủ khẩu trang giặt được.

10. Công ty có làm ca đêm (trừ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu và trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19).

Video: Hàng nghìn công nhân chen nhau về nhà mùa dịch COVID-19

Nhật Linh

Tin mới