Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968: Mùa xuân của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là biểu tượng và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí quật cường của nhân dân Việt Nam.

50 năm nhìn nhận và đánh giá chiến thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 dưới góc độ khoa học lịch sử, có nhiều bài viết tập trung phân tích sâu sắc, làm nổi bật các nội dung, biểu tượng và sức mạnh của tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí quật cường của nhân dân Việt Nam, bước ngoặt chiến lược để lại những bài học quý giá.

Giao thừa Tết Mậu Thân 50 năm trước, tiếng súng đồng loạt nổ trên khắp các thành phố miền Nam Việt Nam thay cho tiếng pháo mừng năm mới. Tiếng súng vào thời khắc chuyển giao sang năm mới đã huy động được sức mạnh không chỉ của quân đội, của các lực lượng vũ trang địa phương, mà của cả nhân dân hai miền Nam Bắc. Thay vì đón Tết, quân dân cùng đồng lòng, đồng loạt tham gia cuộc chiến đấu để giành một mùa xuân đẹp nhất.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ (nguyên Tư lệnh quân khu I) khẳng định: "Cuộc tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một cuộc tổng tiến công đã được chuẩn bị. Sự chuẩn bị đó là kế tiếp các trận đánh từ khi Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, thể hiện lòng căm thù của dân tộc Việt Nam đối với kẻ ngoại xâm".

Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh quân khu I 

Cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 còn có ý nghĩa đặc biệt là thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong tư duy chiến lược của Đảng, một điển hình về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhận định: "Đây là sự kế tiếp của nghệ thuật quân sự, sự chỉ huy tài tình và kế hoạch chu đáo của Bộ Chính trị và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam".

Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà (nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 là nỗ lực quân sự lớn nhất vào thời điểm cuộc chiến tranh đang ở cường độ cao nhất.

TS. Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 

"Cuộc tổng tiến công này nổ ra trên quy mô lớn nhất, đó là phạm vi toàn miền Nam, đánh vào nơi mạnh nhất, rắn nhất của kẻ thù, diễn ra bất ngờ nhất và được giữ bí mật cao nhất", Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà nói thêm.

Nửa thế kỷ đã qua đi nhưng độ lùi ấy không làm xóa nhòa đi khoảng cách của thời gian, mà càng giúp cho giới sử gia, giới nghiên cứu lịch sử quân sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, sâu sắc và toàn diện hơn vị thế của chiến thắng Mậu Thân 1968 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 có ý nghĩa lịch sử như một mắt xích quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ và đưa quân về nước.

VTC1

Tin mới