Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tổng thư ký LHQ: Không ai thắng trong xung đột Azerbaijan-Armenia

(VTC News) -

Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo số ca nhiễm COVID-9 ở Armenia và Azerbaijan gia tăng, trong khi xung đột tiếp tục leo thang ở khu vực Karabakh.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vừa lên tiếng kêu gọi chấm dứt mọi xung đột vũ trang, bao gồm xung đột Libya, Yemen, Afghanistan và Karabakh. Theo ông Guterres nếu chiến tranh tiếp tục diễn ra, chiến thắng sẽ giành cho đại dịch COVID-19.

Đề cập đến xung đột ở Nagorno-Karabakh, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đề cập về sự gia tăng nhanh số lượng người nhiễm COVID-9 ở Armenia và Azerbaijan.

Trong 2 tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 ở Armenia đã tăng gấp đôi và ở Azerbaijan đã tăng 80%. Armenia đang không thắng. Azerbaijan cũng không thắng. Chỉ có COVID-19 thắng”, ông Guterres nói.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Tổng thư ký Liên hợp quốc nói điều này trong một cuộc phỏng với AP. Theo đó, Tổng Thư ký Guterres tin rằng một lệnh ngừng bắn ngay lập tức cần được thực hiện ở tất cả các điểm nóng trên hành tinh.

Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, tình hình lây nhiễm COVID-19  tương tự cũng xảy ra ở các "điểm nóng" khác như Yemen, Syria, Afghanistan. Do đó, người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi việc ngăn chặn các hành vi thù địch trong bối cảnh đại dịch COVID-9 lây lan nhanh.

Ông Guterres mong nhận được sự ủng hộ sáng kiến ​​của mình từ cộng đồng quốc tế. Đồng thời kêu gọi tất cả các bên có ảnh hưởng đến cuộc xung đột nỗ lực để chấm dứt mọi hành động thù địch vào cuối năm nay.

Ông Guterres tin rằng lập trường chung về vấn đề này giữa 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc) có thể giúp ngăn chặn xung đột.

Nga xem xét đổ quân vào Armenia

Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia về các vấn đề Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và Hội nhập Á-Âu, Konstantin Zatulin đã đưa ra các lựa chọn phản ứng của Nga trước tình hình leo thang xung đột ở Nagorno-Karabakh.

Theo ông Zatulin, chính Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm các điều khoản hòa bình trong khu vực, nhằm mục đích trả thù quân sự. Do đó, theo nghị sĩ Nga, Matxcơva cần lên tiếng nhắc nhở các nước về vai trò hàng đầu của nước này trong không gian hậu Xô Viết.

Nga xem xét khả năng cho quân đổ bộ vào Armenia.

Ông Zatulin thừa nhận rằng, ông không chắc chắn về việc Nga sẽ hành động cụ thể trong thời gian tới, nhưng đã nêu ra một số phương án, trong đó có chiến dịch đổ bộ vào Armenia.

Bằng hình thức tăng cường tiềm lực quân sự cho Armenia và đáp lại lời kêu gọi của thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), để thực hiện các biện pháp bảo vệ người Armenia (không phải Nagorno-Karabakh), Nga có thể thông qua một chiến dịch đổ bộ”, nghị sĩ Nga nói.

“Chúng ta phải giải thích rõ ràng với Gruzia rằng, nếu cần, nước này phải chấp nhận việc các lực lượng và phương tiện cần thiết của Nga sẽ được gửi qua không phận của nước này tới Armenia. Điều này là bắt buộc, bởi vì chúng ta đang nói về sự leo thang xung đột ở khu vực Kavkaz. Nga, Gruzia và tất cả các nước khác có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả… Do đó chúng ta phải hành động”, ông Zatulin cho biết thêm.

Trong một động thái khác, ngày 22/10, phát biểu tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, có rất nhiều thương vong từ Azerbaijan và Armenia, trong đó “có hơn 2.000 người ở mỗi bên".

Ông Putin cũng cho biết, Nga và Mỹ sẽ hỗ trợ làm trung gian tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã đề nghị quốc gia thành viên Thổ Nhĩ Kỳ phải '"đóng góp một biện pháp ngoại giao" tích cực, sử dụng ảnh hưởng để giúp ngăn chặn tình trạng giao tranh trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan.

Ông Stoltenberg nêu rõ về việc cần thiết có "một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và triệt để tôn trọng lệnh ngừng bắn này, đồng thời chấm dứt mọi hành động thù địch".

Phong Vũ (Nguồn: Topwar.ru, Ria Novosti)

Tin mới