"Ngay từ ngày đầu, Tổng thống Joe Biden đã cam kết làm mọi thứ có thể để hỗ trợ Ukraine và lôi kéo các nước khác đi theo điều tương tự. Ông Biden cũng muốn tránh xung đột trực tiếp với Nga, bởi vì khả năng xảy ra xung đột ở đó không phải là điều ai cũng muốn và không phải là điều tốt cho an ninh của người dân Mỹ”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói.
Trong một báo cáo trước Quốc hội ngày 1/10 (giờ địa phương), Tổng thống Joe Biden cho biết viện trợ của Mỹ cho Ukraine sẽ tiếp tục được duy trì, nhưng thời gian không còn nhiều.
Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới sát cánh cùng Ukraine.
“Nga tiếp tục gây hấn Ukraine và nghĩ rằng hành động đó sẽ không phải hứng chịu hậu quả. Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột này. Chỉ mình Nga mới có đủ sức mạnh để chấm dứt cuộc xung đột này ngay lập tức", Tổng thống Joe Biden nói hôm 19/9.
Xung đột Nga - Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022 đến nay chưa hồi kết. Nhiều tháng qua, một số quốc gia châu Phi, cũng như Brazil và Trung Quốc, đã đưa ra tầm nhìn nhằm đạt được hòa bình giữa Kiev và Moskva.
Xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn, chưa có hồi kết, hai bên vẫn tiến hành các đòn đáp trả lẫn nhau thời gian gần đây. Nhiều đề xuất hoà bình cho xung đột đã được đưa ra, song chưa mang lại kết quả do khác biệt về quan điểm giữa Nga và Ukraine.
Phương Tây liên tục bơm vũ khí cho Ukraine đối đầu Nga. Moskva cho rằng, quyết định của Mỹ và các nước NATO cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine khiến cho đàm phán giữa Nga và Ukraine trở nên “vô nghĩa”.
Nga nhiều lần cáo buộc Mỹ và đồng minh tìm cách cố tình kéo dài cuộc xung đột, cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ chỉ làm leo thang xung đột và gây thương vong không đáng có mà không thay đổi được cục diện chiến sự.