Australia rừng rực như hòn than vì các đám cháy rừng. (Ảnh minh họa 3D)
Ngày 6/1, Australia bắt đầu đón những trận mưa lớn làm nhiệt độ giảm xuống đáng kể tại một số vùng ở hai bang New South Wales và Victoria. Tuy nhiên, giới chức nước này cảnh báo các đám cháy lớn vẫn có khả năng bùng trở lại khi mà Australia sẽ tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng mới vào ngày 9/1 tới.
Đọc thêm:
>> Quá muộn rồi, ngày tận thế đang đến với Trái Đất
>> Những hình ảnh ám ảnh chỉ có trong phim ngày tận thế
>> Video: Xác chết động vật khổng lồ la liệt ở Australia
>> Hàng chục nghìn con chết cháy, Koala đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Cho tới thời điểm hiện tại, 24 người được xác nhận thiệt mạng do cháy rừng trên toàn Australia. "Bà hỏa" thiêu rụi gần 6 triệu ha đất, gần gấp đôi diện tích nước Bỉ và gấp 7 lần diện tích cánh rừng Amazon bị tàn phá hồi tháng 9. Các đám cháy lớn thiêu rụi hàng trăm căn nhà, xóa sổ nửa tỷ động vật bao gồm các loài có vú, bò sát và chim. Giới chức Australia cảnh báo nguy cơ về cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Cơn mưa quý như vàng hạ họa các đám cháy ở Australia. (Ảnh: Australia)
Ngày 5/1, bầu trời nhiều khu vực Australia biến thành màu đỏ máu do hậu quả của cháy rừng.
Bức ảnh chụp bầu trời Australia khi các đám cháy hoành hành được liên tưởng với lá cờ của những người thổ dân. (Ảnh: Provided).
Ngày 4/1, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo điều động 3.000 binh sĩ thuộc lực lượng dự bị để ứng phó với thảm họa cháy rừng đang hoành hành ở nước này. Diện tích cháy rừng ở Australia lúc này đã lớn hơn diện tích nước Bỉ, gần gấp 3 lần các đám cháy rừng Amazon hồi tháng 8, gấp gần 9 lần các đám cháy rừng ở California năm 2018.
Ngày 3/1, Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews tuyên bốtình trạng thảm họa tại bang này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tuyên bố cấp cao nhất theo Đạo luật Quản lý khẩn cấp được ban hành tại bang Victoria. Tình trạng thảm họa sẽ kéo dài trong vòng 7 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 3/1 tại 6 khu vực và các khu nghỉ dưỡng trên núi cao của bang Victoria.
Đọc thêm: Nửa tỷ động vật có thể chết do cháy rừng ở Australia
Gần nửa tỷ động vật chết cháy.
Ngày 2/1, Lực lượng Quốc phòng Australia và các dịch vụ khẩn cấp được huy động để sơ tán hơn 4.000 khách du lịch và người dân mắc kẹt ở thị trấn ven biển Mallacoota kể từ vụ cháy rừng tàn khốc vàođêm giao thừa. Một ngày sau đó, cuộc di tản đầu tiên bắt đầu.
Đọc thêm:
>> Cuộc di tản lịch sử, giải cứu 4.000 người mắc kẹt ở thị trấn ven biển
>> Ám ảnh hình ảnh quỷ dữ xuất hiện trong vụ hỏa hoạn lịch sử ở Australia
>> Dân từ chối bắt tay, xua đuổi Thủ tướng Australia vì hỏa hoạn
>> Australia đứng trước bờ vực khủng hoảng nhân đạo vì cháy rừng
Kanguroo chạy qua ngôi nhà đang cháy ở bang New South Wales. (Ảnh: New York Times)
Cùng ngày, Thủ hiến bang New South Wales của Australia ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3, cho phép các quan chức chính quyền bang được tiến hành sơ tán bắt buộc, phong tỏa các tuyến đường và “làm mọi điều cần thiết để giữ an toàn cho người dân và tài sản”.
Ngày 1/1, Australia thực hiện một chiến dịch lớn tiếp cận hàng nghìn người mắc kẹt ở các thị trấn ven biển, sau khi những đám cháy rừng tàn khốc càn quét các khu du lịch nổi tiếng vào đêm giao thừa.
Ngày 31/12, ngày cuối cùng năm 2019, cháy rừng Australia vượt tầm kiểm soát, hàng nghìn người phải đón năm mới ở bờ biển. Kế hoạch bắn pháo hoa đón năm mới vẫn diễn ra tại 30/70 điểm ở Sydney khiến người dân chỉ trích chính quyền kịch liệt.
Ngày 30/12, hàng chục nghìn người tại bang Victoria nhận được lệnh sơ tán khi nhiệt độ ở một số khu vực tăng lên mức 40 độ C.
Cùng ngày, chính quyền thủ đô Canberra, các bang Queensland và New South Wales hủy kế hoạch bắn pháo hoa chào năm mới.
Hàng nghìn người bị mắc kẹt ở thị trấn ven biển Mallacoota.
Cuối tháng 12, hỏa hoạn lan sang thành phố Adelaide và đảo Kangaroo ở bang Nam Úc. Một số khu vực khá như Đông Nam bang Queensland, các khu vực tây nam của tây Australia và một vài diện tích ở Tasmania bị ảnh hưởng nhưng không quá nghiêm trọng.
Hôm 20/12, Thủ tướng Scott Morrison bị chỉ trích dữ dội khi thừa nhận đi nghỉ ở Hawaii cùng gia đình khi cả đất nước oằn mình chống lại bà hỏa.
Ngày 19/12, New South Wales lần thứ 2 ban bố trình trạng khẩn cấp kéo dài 7 ngày khi mà số đám cháy chưa được dập tắt được ghi nhận ở con số gần 300 vụ. Tổng cộng 2.000 lính cứu hỏa được huy động để đối phó với đám cháy ở New South Wales và nhiều nơi trên khắp Australia.
Tối cùng ngày, 2 tình nguyện viên Geoffrey Keaton, 32 tuổi và Andrew O’Dwyer, 36 tuổi thuộc đội cứu hỏa Horsley Park ở tây Sydney gặp tai nạn và thiệt mạng khi trên đường làm nhiệm vụ.
Ngày 6/12, lực lượng cứu hộ sơ tán Công viên động vật hoang dã tại phía Bắc thành phố Sydney trong bối cảnh cháy rừng đang bao vây thành phố lớn nhất Australia này. Một số đám cháy nhỏ tại Tây Bắc Sydney nhập thành một trận cháy rừng khổng lồ. Giới chức cảnh báo nguy cơ những đám cháy này lan rộng hơn về phía Đông, tới các khu đông dân cư, các vùng nông nghiệp và kinh doanh trên khắp khu vực.
Video: Koala chết hàng loạt 2 vệ đường bang Victoria
Cuối tháng 11, khu vực đông và đông bắc bang Victoria bắt đầu ghi nhận các đám cháy lớn đầu tiên. Tới cuối tháng, hỏa hoạn tấn công nhiều thị trấn của bang này, nghiêm trọng nhất là Corryong và Mallacoota.
Chính quyền bang Victoria ngày hôm nay 21/11 nâng cảnh báo cháy rừng lên mức báo động đỏ và nguy cơ hỏa hoạn lên mức thảm khốc. Lệnh cấm lửa được ban hành trên toàn bang và người dân được yêu cầu duy trì cảnh giác cao khi nhiệt độ được dự báo sẽ lên trên 40 độ C.
Ở bang New South Wales, hơn 129 đám cháy tại bang New South Wales chưa được dập tắt. Một diện tích lớn của bang này được đặt trong tình trạng nguy hiểm "cao" hoặc "đặc biệt nghiêm trọng" vì hỏa hoạn.
Ngày 11/11, bang Queensland và bang New South Wales ban bố tình trạng khẩn cấp. Vài ngày trước đó, mức độ cảnh báo về nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng được đưa ra ở Sydney. Đây là lần đầu tiên thành phố này bị tăng mức cảnh báo kể từ năm 2009.
Tháng 9/2019, các đám cháy bắt đầu bùng phát trên diện rộng, ảnh hưởng tới các khu vực khác nhau của bang New South Wales như bờ biển phía Bắc, vùng Hunter, Hawkesbury (cách Sydney khoảng 50 km về phía tây bắc), núi Blue, Illawarra và khu vực bờ biển phía Nam. Hơn 100 đám cháy được ghi nhận khiến người dân New South Wales manh nha suy đoán về một thảm họa.