Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tìm thấy hình xăm trên xác ướp Ai Cập cổ đại

Một số bà mẹ Ai Cập cổ đại với những hình xăm có khả năng bảo vệ họ trong khi sinh con và thời kỳ hậu sản, một phân tích về xác ướp Ai Cập tiết lộ.

Hình xăm ở gần cạp quần đang một mốt nhất thời đầu thế kỷ 21 được phổ biến bởi những người nổi tiếng mặc quần jean cạp trễ, nhưng bằng chứng khảo cổ học mới từ các xác ướp Ai Cập cho thấy tập tục này thực sự đã có từ hơn 3.000 năm trước.

Tại địa điểm Vương quốc mới Deir el-Medina (1550 TCN đến 1070 TCN), các nhà nghiên cứu Anne Austin và Marie-Lys Arnette đã phát hiện ra rằng, những hình xăm trên da thịt cổ đại và những bức tượng nhỏ có hình xăm từ địa điểm này có khả năng liên quan đến vị thần Ai Cập cổ đại Bes, người bảo vệ phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trong khi sinh nở. Họ đã công bố phát hiện của họ vào tháng trước trên Tạp chí Khảo cổ học Ai Cập.

Hình xăm trên cơ thể phụ nữ Ai Cập vừa được phát hiện.

Deir el Medina nằm trên bờ phía tây của sông Nile, đối diện với khu khảo cổ Luxor. Bắt đầu từ năm 1922, cùng thời điểm lăng mộ của Vua Tut được tìm thấy, địa điểm này đã được một nhóm người Pháp khai quật. Được biết đến trong thời kỳ Vương quốc mới với tên Set-Ma'at ("Nơi của sự thật"), đây là cộng đồng được quy hoạch, một khu phố rộng lớn với những con đường có kẻ ô vuông và nhà ở cho những công nhân xây dựng lăng mộ cho những người cai trị Ai Cập.

Trong khi những người đàn ông đi nhiều ngày để làm việc trên các ngôi mộ thì phụ nữ và trẻ em sống ở làng Deir el-Medina. Một đặc điểm quan trọng của địa điểm này là cái gọi là Great Pit, bãi rác cổ chứa đầy cuống phiếu lương, biên lai và thư trên giấy cói giúp các nhà khảo cổ hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân thường.

Nhưng không có gì trong Great Pit đề cập đến việc thực hành xăm mình, vì vậy việc phát hiện ra ít nhất sáu phụ nữ xăm mình ở Deir el-Medina là điều đáng ngạc nhiên.

Anne Austin, nhà sinh vật học tại Đại học Missouri-St. Louis, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Có thể rất hiếm và khó tìm thấy bằng chứng về hình xăm vì cần tìm vùng da được bảo quản và lộ ra ngoài. Vì chúng tôi không bao giờ mở bọc xác ướp , nên cơ hội duy nhất để chúng tôi tìm thấy hình xăm là khi những kẻ cướp mộ để lộ da và chúng tôi vẫn có thể nhìn thấy hàng thiên niên kỷ sau khi một người chết".

Bằng chứng mới mà Austin phát hiện được đến từ hai ngôi mộ mà cô và nhóm của mình đã kiểm tra vào năm 2019. Hài cốt người từ một ngôi mộ bao gồm xương hông bên trái của một phụ nữ trung niên. Trên lớp da được bảo tồn, có thể nhìn thấy các hoa văn có màu đen sẫm, tạo ra một hình ảnh, nếu đối xứng, sẽ chạy dọc theo lưng dưới của người phụ nữ. Ngay bên trái các đường ngang của hình xăm là hình vẽ Bes và một cái bát, hình ảnh liên quan đến nghi lễ thanh tẩy trong những tuần sau khi sinh con.

Hình xăm thứ hai đến từ một phụ nữ trung niên được phát hiện trong một ngôi mộ gần đó. Trong trường hợp này, chụp ảnh hồng ngoại cho thấy một hình xăm khó nhìn thấy bằng mắt thường. Một bản vẽ tái tạo hình xăm này cho thấy một wedjat, hay còn gọi là Con mắt của Horus, và có thể là hình ảnh Bes đội một chiếc vương miện bằng lông vũ; cả hai hình ảnh đều gợi ý rằng hình xăm này có liên quan đến sự bảo vệ và chữa lành. Và các đường ngoằn ngoèo có thể đại diện cho một đầm lầy, mà các văn bản y học cổ đại liên quan đến nước làm mát được sử dụng để giảm đau do kinh nguyệt hoặc sinh nở, theo Austin.

Ngoài ra, ba bức tượng nhỏ bằng đất sét mô tả cơ thể phụ nữ được tìm thấy tại Deir el-Medina nhiều thập kỷ trước đã được đồng tác giả nghiên cứu Marie-Lys Arnette, một nhà Ai Cập học tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, người đã gợi ý rằng cũng nên trưng bày các hình xăm ở lưng dưới và đùi trên có hình mô tả về Bes.

Sonia Zakrzewski, một nhà sinh vật học tại Đại học Southampton, Vương quốc Anh, người không tham gia vào nghiên cứu hiện tại, cho biết những hình xăm mới được mô tả cực kỳ phức tạp so với các tập tục xăm mình của người Ai Cập trước đó và rằng những hình ảnh mang thai phụ nữ là cực kỳ hiếm trong nghệ thuật Ai Cập. Bởi vì sự sinh nở và sự màu mỡ của đất đai có mối liên hệ với nhau trong tư tưởng của người Ai Cập.

Zakrzewski gợi ý rằng, những hình xăm này đang ghi dấu những biểu tượng bảo vệ - bao gồm cả các vị thần - trên cơ thể họ, gần giống như người đó mang theo mình một chiếc bùa hộ mệnh di động.

Theo Austin, việc xăm mình ở Deir el-Medina thậm chí còn phổ biến hơn những gì mọi người nhận ra. Cô hy vọng sẽ có nhiều học giả tìm thấy bằng chứng về việc xăm mình để có thể biết liệu những gì đang xảy ra ở ngôi làng này là độc nhất vô nhị hay là một phần của truyền thống rộng lớn hơn ở Ai Cập cổ đại mà chúng ta vẫn chưa khám phá ra.

Nguồn: Tiền phong

Tin mới