Khi Betelgeuse - lớn gấp 1.000 lần Mặt trời, nằm cách Trái đất khoảng 725 năm ánh sáng mờ đi vào đầu năm 2019, các nhà khoa học cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm đang chết dần, mất năng lượng. Đây là quá trình dẫn tới một vụ siêu lân tinh khổng lồ.
Nhưng hiện tại, Betelgeuse trở lại độ sáng bình thường.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature hôm 16/6 cho thấy Betelgeuse mờ đi vì lớp bụi bao phủ quanh nó.
Quá trình Betelgeuse mời đi và sáng trở lại. (Ảnh: ESO)
Theo nhóm nghiên cứu, Betelgeuse phóng ra một bong bóng khí lớn. Khi bề mặt của nó nguội đi, sự giảm nhiệt độ này đủ để các nguyên tố nặng hơn không khí, chẳng hạn như silicon, ngưng tụ thành lớp bụi bao quanh. Đám mây bụi tồn tại nhiều tháng, chặn ánh sáng của Betelgeuse khiến nó ngày càng mờ đi.
"Chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến sự hình thành của cái gọi là bụi sao", nhà vật lý thiên văn Miguel Montargès, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
Mặc dù Betelgeuse không trở thành một vụ nổ siêu tân tinh, sự mờ đi của nó mang tới các kiến thức quan trọng về vũ trụ.