Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiểu đường thai kỳ: 'Sát thủ giấu mặt' chị em nào cũng phải biết

Mặc dù tiểu đường thai kỳ là một bệnh phổ biến đối với nhiều chị em nhưng nhiều mẹ bầu vẫn chủ quan, không theo dõi tích cực và điều trị kịp thời, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con.

Theo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, ngày 07/11, khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận sản phụ P.T.K (29 tuổi, trú tại Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng tri giác lơ mơ, đau bụng nhiều, nôn liên tục.

Kết quả siêu âm ghi nhận con lần 2, thai lưu 30 tuần ngoại viện, vết mổ cũ. Bên cạnh đó, xét nghiệm ban đầu cho thấy: lượng đường huyết tăng rất cao lên đến 50,9 mmol/L (tương đương 900 mg/dL) - cao gấp 9 lần so với giá trị bình thường, máu nhiễm toan chuyển hóa nặng, rối loạn điện giải.

Xác định đây là trường hợp tiểu đường thai kỳ có biến chứng rất nặng đe dọa tính mạng bệnh nhân, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hồi sức tích cho bệnh nhân.

Đồng thời, tiến hành hội chẩn viện và hội chẩn liên viện khẩn cấp đề ra biện pháp xử trí kịp thời: truyền Insulin liên tục, bù dịch và điện giải, chống toan máu tích cực, đặt catherter tĩnh mạch trung tâm và khởi phát chuyển dạ bằng Sonde foley để chấm dứt thai kỳ.

Sau 24 giờ tích cực điều trị, đường huyết của bệnh nhân đã giảm từ 900 mg/dL xuống còn 168 mg/dL, tình trạng toan hóa máu đã được kiểm soát và sinh thường ra 01 thai lưu.

Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, ổn định, không còn nôn ói, ăn uống được và đường huyết trở về bình thường.

 Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp nhưng khá nguy hiểm đối với các chị em.

Trước đó, một thai phụ tại TP.HCM cũng gặp phải biến chứng tiểu đường khi thai được 14 tuần, với triệu chứng là nôn ói dữ dội kèm theo ít máu tươi, không đau bụng. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện đường huyết thai phụ rất cao nên chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM điều trị. Bệnh nhân được xác định bị biến chứng tiểu đường trong thai kỳ, tình trạng lừ đừ, đường huyết tăng cao, máu bị toan hóa rất nặng. Kết quả siêu âm cho thấy thai nhi đã chết lưu.

Tầm nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc tiểu đường là do những hormone của nhau thai tiết ra làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào, còn được gọi là hiện tượng đề kháng insulin. Bình thường, sau khi ăn, lượng đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên. Để đáp ứng với tình trạng này, tuyến tụy sẽ tiết ra một hormone có tên gọi là insulin, giúp đưa đường vào trong tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, từ đó giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định trong giới hạn cho phép.

Khi hoạt động của insulin trở nên kém hiệu quả, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và tạo tiền đề để phát triển bệnh tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ ban đầu sẽ không có những triệu chứng đặc biệt. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Theo bác sĩ Đoàn Ngọc Minh (Chuyên khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc), những người có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ là những mẹ bầu trên 35 tuổi, đã mang thai nhiều lần, có tiền sử béo phì trước khi mang thai, tăng cân nhiều khi mang thai. Nếu gặp biến chứng, mẹ bầu sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật- sản giật gấp 4 lần so với bình thường; thai to dễ gây sang chấn lúc sinh như: trật khớp vai, gãy xương đòn,…; băng huyết sau sinh, sảy thai, thậm chí nguy kịch tính mạng.

Thông thường, người bị tiểu đường thai kỳ sẽ hay có những biểu hiện như: Thường xuyên khát nước, tiểu nhiều, vùng kín bị nhiễm nấm nặng, sụt cân, người mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, có kiến bu...

Làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ

Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ sẽ hết dần sau khi người mẹ sinh con xong. Tuy nhiên, để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường thai kỳ gây ra, thai phụ cần phải để ý những điều sau:

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường được bác sĩ yêu cầu kiểm tra lượng đường trong máu từ 4 -5 lần một ngày, thường là vào buổi sáng và sau bữa ăn. Bác sĩ hoặc y tá sẽ dùng một cây kim nhỏ để lấy máu ở ngón tay. Sau đó, đặt máu trên một dải thử nghiệm và đưa vào máy đo đường huyết.

 Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu để kịp thời điều trị nếu có vấn đề gì xảy ra.

Việc này sẽ giúp mẹ bầu biết rõ lượng đường trong máu của mình để có kế hoạch điều trị bệnh thích hợp. Thông thường đường huyết lúc đói < 5,8mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn  là7,8mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2mmol/l ( không nên để mức đường huyết lúc đói thấp 3,4 mmol/l).

Thai phụ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống hợp lý

Đối với những phụ nữ béo phì bị chuẩn đoán mắc bệnh tiểuđường thai kỳ nên bắt đầu vớichế độ ăn 30 kcal/kg/ngày.Các loại thực phẩm và đồ uống dành cho mà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên đa dạng, đủ tinh bột, vitamin và ít chất béo.

Nên ăn 3 bữa nhỏ và 1 -3 bữa ăn nhẹ trong ngày. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ dưới dạng trái cây, rau xanh, ngũ cốc, gạo nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên ăn các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường vì như vậy sẽ rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Video: Sốc - Ba trẻ nhập viện vì tiểu đường chỉ trong một tuần

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đường đến các tế bào, nơi nó được sử dụng cho năng lượng. Tập thể dục cũng giúp hạn chế một số triệu chứng khó chịu khi mang thai như đau lưng, chuột rút, khó ngủ…

Các bà mẹ chỉ nên chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, aerobic, đạp xe, bơi lội… Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim khôngvượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài vàtránh tập luyện quá sức.

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin

Insulin là một loại hóc-môn dùng để trị bệnh tiểu đường do có khả năng kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu. Nếu chế độ ăn và tập thể dục không đủ, bà bầu sẽ được các bác sĩ cho tiêm insulin để làm giảm lượng đường trong máu. Khoảng 15% phụ nữ có thai mắc tiểuđường thai kỳ cần tiêm insulin để lượng glucose trong máu trở về mức an toàn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thuốc Glyburid và Metformin để điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng cần có sự cho phép và giám sát của bác sĩ để tránh các ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con.

Quỳnh Chi

Tin mới