Theo khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Các loại tranh chấp đất đai gồm:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, đây là loại tranh chấp do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên bất đồng với nhau không xác định được ranh giới, một số trường hợp đặc biệt là chiếm luôn diện tích đất của người khác.
- Tranh chấp đòi lại đất: Đây là kiểu tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc người thân của họ.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp về những vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự, loại tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu...
- Tranh chấp liên quan đến đất: Là tranh chấp liên quan đến các vấn đề về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn, tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất.
Thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp như thế nào. (Ảnh minh hoạ)
Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất tranh chấp
Trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất sẽ niêm yết công khai hiện trạng thửa đất, tình trạng tranh chấp...tại trụ sở UBND và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày. Sau đó, UBND sẽ xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh (nếu có).
Để xác định ranh giới thửa đất, cán bộ đo đạc phối hợp với công chức địa chính cấp xã hoặc cấp thôn, tổ dân phố để hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất cùng với người sử dụng, quản lý đất có liên quan.
Từ đó, các bộ đo đạc đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng cọc, vạch sơn và lập bản mô tả ranh giới làm căn cứ đo đạc ranh giới thửa đất. Trong quá trình đo đạc, cán bộ đo đạc sẽ yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến mảnh đất.
Trong quá trình cán bộ đo đạc thửa đất của bạn, bắt buộc những người hàng xóm chủ đất liền kề phải có mặt, nếu họ vắng mặt thì phải niêm yết công khai trong vòng 15 ngày. Nếu trong thời gian niêm yết hàng xóm không chịu ký giáp ranh vì đang tranh chấp, hoặc có yêu cầu giải quyết tranh chấp thì thì UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất hòa giải. Lúc này, thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ sẽ tạm dừng.
Trong quá trình hòa giải, hai bên đều hoà giải thành công thì tranh chấp kết thúc, lúc này UBND sẽ xem xét cấp sổ đỏ cho chủ sở hữu. Trong trường hợp hoà giải không hoàn thành thì chủ sở hữu hoặc bên có tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện tại tòa án....