Tàu đổ bộ InSight của NASA phát hiện ra vết tích của thiên thạch va vào bề mặt Sao Hỏa. Vụ va chạm xảy ra vào ngày 24/12/2021, tạo nên một trận động đất mạnh 4 độ Richter trên Hành tinh Đỏ.
Thiên thạch được cho là có chiều dài từ 4,8 - 11,8 mét. Nếu ở bầu khí quyển của Trái Đất thiên thạch này có thể đã bị thiêu cháy, nhưng nó đủ lớn để tồn tại trong bầu khí quyển siêu mỏng của sao Hỏa.
Các khối băng nước kích thước như tảng đá được nhìn thấy xung quanh vành của một hố va chạm trên sao Hỏa được hình thành vào ngày 24/12/2021, ở vùng Amazonis Planitia của hành tinh này (Ảnh: NASA).
Cú va chạm rất dữ dội, tạo thành một hố sâu 21,3 mét và ném các mảnh vỡ xa tới 23 dặm tính từ miệng hố. Nó cũng làm lộ ra lớp băng dưới bề mặt mà trước đây chưa từng được nhìn thấy ở những khu vực gần với đường xích đạo của Sao Hỏa.
"Đây là miệng hố lớn nhất mà chúng tôi từng thấy", Ingrid Daubar, nhà khoa học hành tinh ở Đại học Brown, cho biết trong buổi họp báo hôm 27/10. "Chúng tôi cho rằng miệng hố lớn cỡ này có thể hình thành trên sao Hỏa vài thập kỷ một lần. Vì vậy, thật thú vị khi có thể chứng kiến sự kiện và may mắn là nó xảy ra khi trạm InSight đang ghi lại dữ liệu địa chấn".
Sau khi so sánh các hình ảnh được chụp bởi Tàu đổ bộ do thám sao Hỏa trước và sau sự kiện đó, các nhà khoa học đã có thể phát hiện ra miệng hố được đề cập nằm trong khu vực được gọi là Amazonis Planitia và có chiều ngang khoảng 150 mét và sâu 21 mét.
Vết lõm trên bề mặt Sao Hỏa do thiên thạch tạo ra.
Theo một tuyên bố được đưa ra bởi phòng thí nghiệm của NASA, khám phá này hiện được cho là “một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời”.
Khám phá này hứa hẹn mang lại thêm cơ hội cho NASA sớm thực hiện được sứ mệnh đưa các phi hành gia của cơ quan này lên sao Hỏa.
Trước đó, tất cả các trận động đất mà tàu InSight phát hiện đều đến từ sâu dưới lòng đất được nhà địa chấn học gọi là "sóng cơ thể", không phải là sóng bề mặt.