Cạnh tranh gay gắt tại thị trường truyền hình nội địa
Cùng với sự hỗ trợ của dịch vụ Internet mang đến nhiều cơ hội phát triển cho truyền hình nhưng cũng đặt ra nhiều áp lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch vụ. Vấn đề cạnh tranh lớn nhất là sự bất công trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền của các doanh nghiệp trong nước trước sự hoành hành của các doanh nghiệp nước ngoài.
Thị trường truyền hình Việt Nam hiện này có 5 loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền gồm: Truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, truyền hình di động và phát thanh truyền hình trên mạng Internet.
Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có 35 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền với 13.8 triệu thuê bao có trả phí mỗi tháng. Năm 2019, doanh thu của thị trường truyền hình trả tiền trong nước đạt 8.600 tỷ đồng.
Việt Nam có tổng cộng 10 triệu thuê bao truyền hình cáp, 200.000 thuê bao truyền hình mặt đất, 1 triệu thuê bao truyền hình số vệ tinh, 1 triệu thuê bao truyền hình Internet và khoảng 480.000 thuê bao truyền hình di động.
Nắm bắt xu hướng phát triển, thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam liên tục xuất hiện các nhà cung cấp lớn như VTVCab, SCTV, K+ và MyTV có vị trí đứng tương đối chắc chắn với doanh thu đạt gần 1 triệu thuê bao trong năm 2019.
Người dùng dịch vụ truyền hình ngày càng hứng thú với tiện ích mà truyền hình trả tiền tại Việt Nam mang đến. (Ảnh: Tinh tế)
Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trong nước liên tục chạy đua dành lấy chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. Nhiều đơn vị cung cấp áp dụng chính sách hạ giá thuê bao suốt từ những năm 2014 đến nay để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Chương trình này được nhiều đơn vị áp dụng như VTVcab, SCTV, AVG, VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+…
Bên cạnh đó, nhiều nhà cung cấp cho triển khai gói cước tổng hợp gồm 2-3 dịch vụ tập trung chính vào phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền và gói cước Internet. Nắm bắt tâm lý người xem thích chọn các chương trình miền phí, các nhà cung cấp áp dụng ngay chương trình cho người xem sủ dụng Internet thì được xem miễn phí dịch vụ truyền hình và ngược lại.
Như vậy trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dịch vụ trả tiền của các doanh nghiệp trong nước, đối tượng được hưởng lợi ích nhiều nhất là người tiêu dùng với nhiều chương trình khuyến mãi và tiện ích mới.
Đối thủ ngoại áp đảo thị trường Việt
Trong khi các nhà cung cấp phải liên tục chạy đua với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trả tiền truyền hình trong nước thì tiếp tục chịu áp lực từ sự lấn áp của các đối thụ ngoại.
Cụ thể, Việt Nam, hiện có nhiều dịch vụ truyền hình nước ngoài đang hoạt động và có thu tiền định kỳ như: Netflix, Apple TV+ (Mỹ), WeTV, iQiYi (Trung Quốc)...Các đối thủ ngoại này tiếp cận và xâm nhập vào thị trường truyền hình Việt Nam để cung cấp dịch vụ truyền hình Internet bằng các website và các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Thực tế cho thấy, các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới lấn áp thị trường Việt Nam một cách nhởn nhơ, nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật. Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ quy định về vấn đề nộp thuế và kiểm duyệt nội dung chặt chẽ trước khi phát sóng thì các đối thủ ngoại lại không được quản lý.
Vì vậy, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải chịu cạnh tranh không công bằng. Nhất là thời điểm dịch bệnh hoành hành, các đơn vị truyền hình liên tục phải thay đổi nội dung và hình thức phát sóng, doanh thu truyền hình giảm đáng kể.
Điển hình như K+, SCTV, FPT, VTVcab, HTVC,...luôn phải tuân thủ đầy đủ các quy trình về cấp phép, kiểm duyệt, biên tập, biên dịch chặt chẽ về mặt nội dung bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống dân tộc, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Xong các nhà cung cấp luôn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế avf chi phí dịch vụ đầy đủ mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng.
Trong khi đó doanh nghiệp xuyên biên giới, cụ thể là Netflix có doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng/năm nhưng lại nằm ngoài các vấn đề quản lý trên bề nội dung phat sóng, cũng như không thực hiện các nghĩa vụ về thuế và phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định.
Theo kết quả khảo sát của Q&Me, Netflix đang đứng thứ 2 thị trường Việt Nam với 23% thị phần, chỉ sau ứng dụng FPT Play (39%). Netflix đang áp đảo và đe dọa sự phát triển của nhiều doanh nghiệp truyền hình trong nước. Tính riêng trên điện thoại Android, Netflix hiện đang có 1,6 triệu người dùng dịch vụ tại Việt Nam.
Hiện tại, Netflix đang cung cấp các gói với mức cước thuê bao từ 180.000 - 260.000 đồng/tháng (Ảnh: Thương hiệu và Công luận)
Trong cuộc cạnh trang không cân sức này, thách thức lớn nhất làm mất khách của các doanh nghiệp truyền hình trong nước là nội dung phát sóng. Vì lý do không cần kiểm duyệt mà nội dung phát sóng của các đối thủ quốc tế đa dạng và hấp dẫn hơn nhiều, mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của Netflix, Apple TV+ , WeTV,...Kết quả cho thấy doanh thu của các doanh nghiệp này liên tục tăng theo cấp số nhân.
Doanh nghiệp Việt đã rơi vào thế khó nay càng khó hơn để có thể lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình của mình. Trong cuộc cạnh tranh vừa khốc liệt vừa không công bằng này, nhiều doanh nghiệp nội địa cần đề xuất các chiến lược phát triển dài hạn để giữ vững vị trí trên thị trường truyền hình hiện nay.