Năm nay, Học viện Hàng không Việt Nam dự kiến tuyển 3.530 sinh viên (tăng hơn 500 so với năm ngoái), trong đó, 3 ngành tuyển sinh nhiều nhất: Quản trị kinh doanh (520 chỉ tiêu), Ngôn ngữ Anh (540), Công nghệ thông tin (540). Trường cũng mở thêm ngành Kinh doanh quốc tế (70 chỉ tiêu). Xem chi tiết tại đây
Học viện tiếp tục xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và 5 phương thức xét tuyển sớm gồm: Xét học sinh giỏi, xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, xét điểm thi đánh giá năng lực do Đại học quốc gia Hà Nội và TP.HCM tổ chức, xét học bạ và xét tuyển thẳng.
Tổ hợp xét tuyển Học viện Hàng không Việt Nam 2024.
Ở phương thức ưu tiên xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS), thí sinh phải đạt hạnh kiểm Tốt, học lực Khá trở lên học kỳ 1 hoặc cả năm lớp 12 và kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS tối thiểu (hoặc tương đương) được ưu tiên xét tuyển vào các ngành như sau:
Bảng quy đổi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Trong phương thức xét học bạ, trường lấy điểm trung bình tổ hợp các môn xét tuyển cả năm lớp 10, 11 và điểm học kỳ 1 hoặc cả năm lớp 12. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh thí sinh phải có điểm trung bình xét tuyển môn tiếng Anh trên 7.
Với phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM thí sinh phải đạt 600 trở lên. Điểm bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) 2024 có thể quy đổi với điểm bài thi của Đại học Quốc gia TP.HCM (APT) theo công thức: HSA = 0,1103 x APT (0,1103 là hệ số).
Học viện Ngân hàng tuyển sinh 3.514 chỉ tiêu (tăng 214 chỉ tiêu so với 2023). Năm nay, nhà trường sử dụng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (50% chỉ tiêu dự kiến) và 4 phương thức xét tuyển sớm gồm: Xét tuyển thẳng, xét học bạ THPT (20%), xét chứng chỉ quốc tế (15%); xét kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực (15%). Xem chi tiết tại đây.
Cụ thể, trong phương thức xét học bạ THPT, trường xét thí sinh học lực Giỏi năm lớp 12 và điểm trung bình cộng 3 năm học THPT từng môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt 8 điểm trở lên.
Các chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đào tạo liên kết quốc tế, điểm xét tuyển tính thang điểm 30. Đối với các chương trình chất lượng cao, điểm xét tuyển được tính thang điểm 40 (Toán nhân hệ số 2).
Ở phương thức xét chứng chỉ quốc tế, yêu cầu thí sinh đạt học lực Giỏi lớp 12 và một trong các chứng chỉ sau: Chứng chỉ SAT từ 1.200 điểm trở lên; chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.0 trở lên; chứng chỉ TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên.
Phương thức xét kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực được chia làm hai tiêu chí: Xét kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT và xét kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chi tiêu tuyển sinh theo từng ngành đào tạo.
Trường Đại học Hà Nội dự kiến tuyển sinh 3.490 chỉ tiêu trong năm 2024 (tăng 110 chỉ tiêu so với năm 2023) cho 31 ngành đào tạo. Trong đó, trường dành 190 chỉ tiêu cho chương trình đào tạo chính quy liên kết nước ngoài. Xem chi tiết tại đây.
Tổ hợp, chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành (Môn viết chữ in hoa là môn nhân hệ số 2).
Năm nay, trường vẫn sử dụng 3 phương thức tuyển sinh như năm trước gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét kết hợp theo quy định của trường Đại học Hà Nội; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.