Tại hội nghị định hướng thể phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030, Cục TDTT đưa ra mục tiêu phấn đấu có từ 15-18 VĐV lọt qua vòng loại,giành quyền tham dự Olympic 2024. Đến Olympic 2028 tại Los Angeles, có trên 20 VĐV vượt qua vòng loại,giành quyền tham dự. Tuy nhiên, thể thao Việt Nam không đặt mục tiêu huy chương tại 2 kỳ thế vận hội này.
Cục TDTT đánh giá: "Ở nước ta, sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, thể thao thành tích cao đã có sựt iến bộ rõ nét, khẳng định vị thế trong khu vực Đông Nam Á và bước đầu tiếp cận trình độ thể thao của châu lục và thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển thể thao thành tích cao của nước ta so với các nước trong châu lục và thế giới đang gặp những thách thức lớn, cần đổi mới tư duy và cách làm thể thao thành tích cao".
Trong bối cảnh đó, Cục TDTT đặt mục tiêu huy chương vàng ở các kỳ ASIAD tiếp theo. Trong số đó, tại ASIAD 20, đoàn Việt Nam phấn đấu giành từ 5-6 huy chương vàng và 7-8 huy chương vàng ở kỳ Á vận hội tiếp theo.
Thể thao Việt Nam tìm cách nâng cao thành tích tại đấu trường châu lục và thế giới.
Để đạt được mục tiêu, Cục TDTT vạch rõ nhiệm vụ phải hoàn thành. Nhiệm vụ thứ nhất là quy hoạch, phân nhóm môn thể thao, xác định nội dung thế mạnh có khả năng giành huy chương vàng tại ASIAD 20 năm 2026 và Olympic 2024, 2028.
Nhiệm vụ thứ hai là hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả huấn luyện tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trung tâm huấn luyện thể thao thuộc quản lý của các tỉnh, thành phố và ngành Công an, Quân đội.
Thứ ba, thể thao Việt Nam phải chăm lo, cải thiện các chế độ, chính sách đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên.
Ba nhiệm vụ cuối lần lượt là phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, y học thể thao trong công tác huấn luyện; đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy năng lực của các tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể dục thể thao; bảo đảm nguồn lực về tài chính và phát triển kinh tế thể thao.
Cục TDTT đưa giải giải pháp ngắn hạn và dài hạn, trong đó tập trung vào việc xây dựng lực lượng thể thao thành tích cao. Ngành thể thao sẽ đầu tư trọng điểm cho 30 VĐV xuất sắc có khả năng tranh chấp huy chương vàng ASIAD 20 và đạt chuẩn tham dự Olympic đi tập huấn dài hạn ở nước ngoài.
Ngành thể thao chia hai giai đoạn tổ chức thực hiện. Giai đoạn 1 từ 2024 đến 2026 tập trung xây dựng kế hoạch tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo chuẩn bị lực lượng tham dự Olympic 2024, SEA Games 2025 và ASIAD 2026; đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ bảo đảm chuẩn quốc tế phục vụ đào tạo, huấn luyện và thi đấu. Kinh phí đầu tư hàng năm là 800 đến 850 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 từ 2027 đến 2030, với nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng tham dự các kỳ Olympic 2028; ASIAD 2030 và SEA Games 2027 và 2029. Kinh phí hàng năm là 850 đến 900 tỷ đồng.
Tại hội nghị, khách mời, đại biểu, chuyên gia, nhà báo,... cùng tham gia trao đổi, đóng góp ý. Ngày mai 22/12 sẽ diễn ra hội nghị tổng kết định hướng thể phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030.