Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thế giới có 25 triệu ca COVID-19, dân châu Âu vẫn đi biểu tình

(VTC News) -

Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã chạm mốc 25 triệu hôm 30/8, trong bối cảnh người dân các nước châu Âu liên tục biểu tình phản đối giãn cách xã hội.

Theo một khảo sát của tờ AFP, từ giữa tháng 7, cứ mỗi 4 ngày thế giới lại có thêm 1 triệu ca nhiễm COVID-19 mới.

Ấn Độ hôm 30/8 đã lập kỷ lục về mức tăng cao nhất trong một ngày với 78.761 trường hợp nhiễm bệnh mới. (Ảnh: PTI)

Đặc biệt, Ấn Độ hôm 30/8 đã lập kỷ lục về mức tăng cao nhất trong một ngày với 78.761 trường hợp nhiễm bệnh mới, sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách để thúc đẩy kinh tế

Không chỉ vậy, các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh như New Zealand và Hàn Quốc cũng đang đối mặt với đợt bùng phát mới.

Tại khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Mỹ Latinh, số ca thiệt mạng do COVID-19 ở Brazil đã vượt qua 120.000 người, chỉ đứng sau Mỹ.

Hiện nay thế giới có gần 843.000 người chết vì COVID-19, vaccine cùng phương pháp điều trị vẫn chưa chính thức được sản xuất rộng rãi.

Để ngăn chặn dịch bệnh, New Zealand ra luật bắt buộc đeo khẩu trang trên các chuyến bay và nơi công cộng từ 31/8, Hàn Quốc thắt chặt giãn cách xã hội, bao gồm cả thành phố Seoul từ 30/8.

Nhiều nước Châu Âu biểu tình phản đối giãn cách xã hội

Bất chấp số người chết và bị nhiễm vì COVID-19 ngày càng tăng, vẫn có sự phản đối các biện pháp giãn cách xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Chủ yếu là do áp lực về kinh tế, nhưng cũng có phần vì nguyên nhân chính trị, thuyết âm mưu và các nhà vận động chống vaccine.

Biểu tình chống giãn cách xã hội ở Berlin, Đức. (Ảnh: DPA)

Tại Berlin, Đức, hôm 29/8, có khoảng 18.000 người tụ tập để tuần hành chống các biện pháp hạn chế vì virus corona. Cảnh sát lập tức ngăn chặn cuộc biểu tình người dân không tuân thủ luật giãn cách xã hội.

Tại cuộc biểu tình, nhiều người hô vang các khẩu hiệu phản đối Thủ tướng Angela Merkel thường được Đảng Cực hữu (AfD) sử dụng.

Các biểu ngữ tuyên truyền thuyết âm mưu về vaccine, khẩu trang, thậm chí phản đối mạng 5G cũng được sử dụng.

Các cuộc biểu tình tương tự cũng được tổ chức ở London, Anh và Zurich, Thụy Sĩ.

Nhiều sự kiện thể thao, nơi tham quan mở trở lại

Đại dịch COVID-19 không chỉ khiến kinh tế suy sụp mà còn hạn chế các hoạt động thể thao lớn, nhưng một vài sự kiện đã được cho phép tổ chức với các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ.

Cuộc đua xe đạp Tour de France bắt đầu từ French Riviera hôm 29/8, muộn 2 tháng so với dự định. Theo quy định tại Tour, đội thi đấu nào có từ 2 thành viên dương tính với COVID-19 sẽ bị trục xuất. Nhóm xét nghiệm virus sẽ đồng hành cùng các đội trong suốt cuộc đua.

Tại New York hôm 29/8, nhiều du khách xếp hàng mua vé vào bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, nơi vừa mở cửa trở lại trong không khí lễ hội sau 6 tháng đóng cửa.

Anh Tracy-Ann Samuel, đi thăm bảo tàng cùng các con gái 4 tuổi và 9 tuổi, chia sẻ: “Điều này có nghĩa là một số hoạt động bình thường đang trở lại”.

Bảo tàng Met là một phần lịch sử của New York trong hơn 150 năm... Vì vậy, đây là một bước tiến quan trọng”, anh Samuel cho biết thêm.

Video người dân đi biểu tình chống COVID-19 ở Đức, buộc cảnh sát phải can thiệp

Trần Trang

Tin mới