Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Thấy gì từ khác biệt trong trận chiến chống Covid-19 của Hàn Quốc và Italy?

(VTC News) -

Hàn Quốc, Italy bùng phát dịch Covid-19 gần như cùng thời điểm song cách xử lý của hai bên lại hết sức khác biệt.

Xét nghiệm quyết liệt là công cụ mạnh mẽ chống virus

Tại Italy, hơn 60 triệu dân bị phong tỏa và 1.000 người chết vì Covid-19. Ở Hàn Quốc, quốc gia bị virus tấn công vào cùng thời điểm, chỉ vài nghìn người bị cách ly và 67 bệnh nhân chết sau khi nhiễm bệnh.

Khi virus lây lan trên hầu khắp các khu vực trên thế giới, câu chuyện về 2 ổ dịch này cho thấy vấn đề mà các quốc gia sẽ phải đối mặt nếu các ca nhiễm tăng mạnh. 

Ở Italy, việc xét nghiệm với tất cả các ca nghi nhiễm dường như là không thể. Khi số ca nhiễm gần chạm mốc 10.000, Rome quyết định "phong thành" cả đất nước.

Ngay cả Giáo Hoàng Francis cũng nói ông có cảm giác như bị nhốt trong thư viện. 

Italia hiện ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm bệnh. (Ảnh: Reuters)

Cách đó hàng nghìn km, giới chức Hàn Quốc phản ứng khác biệt khi đối phó một ổ dịch có quy mô tương đương. Họ xét nghiệm hàng trăm nghìn người, theo dõi các ca nghi nhiễm như những thám tử thông qua điện thoại di động và công nghệ vệ tinh mặc dù nhiều người phản đối vì cho rằng nó liên quan tới quyền riêng tư. 

Cả 2 quốc gia đều ghi nhận các ca bệnh đầu tiên vào cuối tháng 1. Hàn Quốc từ đó báo cáo 67 trường hợp thiệt mạng trong tổng số 8.000 ca được xác nhận sau khi xét nghiệm nghiệm cho 222.000 người. 

Italy trong khi đó ghi nhận 67 bệnh nhân thiệt mạng trong số gần 8.000 trường hợp được xác nhận sau khi xét nghiệm trên 73.000 người. 

Các nhà dịch tễ học nói không nên dùng các con số này để so sánh vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng. Nhưng nhiều người tin rằng kết quả khác nhau chỉ ra điều cực kỳ quan trọng: Xét nghiệm quyết liệt là một trong những công cụ mạnh mẽ để chống virus. 

Theo ông Jeremy Konyndyk, thành viên chính sách cấp cao tới từ Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington, Mỹ, xét nghiệm rộng rãi có thể giúp các quốc gia nắm được quy mô, mức độ bùng phát dịch. Khi một quốc gia hạn chế xét nghiệm, chính quyền buộc phải đưa ra các hạn chế đi lại với người dân. 

Những địa điểm du lịch nổi tiếng Italy giờ vắng bóng người qua lại.

Hàn Quốc ít hơn 10 triệu dân so với Italy. Trong 50 triệu dân Hàn Quốc, 29.000 người tự cách ly. Chính quyền phong tỏa một số cơ sở và ít nhất một khu chung cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch nhưng không "phong thành" toàn bộ một khu vực rộng lớn nào. Giới chức y tế nước này không ngại xét nghiệm số lượng lớn, bao gồm các những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. 

Chính quyền Hàn Quốc cũng đưa ra các khuyến cáo với những người có nguy cơ nhiễm bệnh thông qua phân tích dữ liệu từ điện thoại và xe hơi, giao dịch thẻ tín dụng, thông tin nhập cảnh của họ. 

Với những người nhiễm bệnh, giới chức sẽ giám sát họ trong thời gian tự cách ly thông qua ứng dụng điện thoại thông minh cho tới khi họ nhận giường bệnh. Khi giường bệnh sẵn sàng, xe cứu thương sẽ tới đón người đi và đưa tới khu cách ly trong bệnh viện. Các chi phí liên quan đến khám bệnh, cách ly và điều trị đều được bảo hiểm chi trả. 

2 ổ dịch, 2 cách xử lý

Italy cách Hàn Quốc hơn 8.000 cây số, nhưng có những điểm tương đồng khi nói về dịch. Điểm bùng phát dịch từ 2 quốc gia này đều tập trung ở các thành phố hoặc thị trấn nhỏ hơn là các đô thị lớn. Nhưng ở Italy, bác sỹ tại đây bỏ qua các bệnh nhân mang mầm bệnh những ngày đầu.  

Hàn Quốc đẩy mạnh công tác xét nghiệm với các ca nghi nhiễm Covid-19. (Ảnh: Yonhap)

Ở Italy, một bệnh nhân nhiễm bệnh tới bệnh viện 3 lần trong 3 ngày 15, 16 và 18/2 với các triệu chứng ho, sốt. Nhưng các bác sỹ từ chối xét nghiệm vì anh này chưa từng tới Trung Quốc và không tiếp xúc với các ca bệnh. Chỉ cho tới khi bệnh trở nặng, bệnh nhân mới được xét nghiệm và xác định nhiễm Covid-19. Nhưng trước đó, anh kịp truyền virus cho 13 người. 

Các nghiên cứu quốc tế cho thấy hệ thống y tế của Italy nhìn chung là hiệu quả. Nhưng giờ thì hệ thống của họ rơi vào cảnh mất cân bằng. Ngày nghỉ của các nhân viên y tế bị hủy bỏ. Các bác sỹ phải trì hoãn chữa trị cho các trường hợp không khẩn cấp để có thêm các giường chăm sóc đặc biệt. 

Pier Luigi Viale, bác sỹ tại bệnh viện Sant ở Orsola-Malpighi ở Bologna phải làm việc liên tục không kể ngày đêm những ngày qua. Một số bác sỹ trong bệnh viện của ông bị điều động tới các cơ sở y tế khác ít nhân lực hơn. Một số khác phải điều trị cho các bệnh nhân nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác đang vật lộn để sống sót. 

"Nếu tình trạng này kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, chúng tôi sẽ cần thêm tiếp viện", ông nói. 

Tuần trước, Thị trưởng thị trấn 5.000 dân - Castiglione d’Adda phải kêu gọi giúp đỡ khi bệnh viện tại đây bị đóng cửa và chỉ còn 1 bác sỹ điều trị cho 100 bệnh nhân. 3 đến 4 bác sỹ trong thị trấn bị nhiễm bệnh hoặc phải tự cách ly. 

Hàn Quốc cũng phát hiện 1 ca siêu lây nhiễm từ giữa tháng 2. Bệnh nhân sau đó được xác định là thành viên Tân Thiên Địa. Người phụ nữ nhất quyết không đi xét nghiệm dù có triệu chứng và vẫn đi lễ như bình thường dù đang mang mầm bệnh trong người. 

Giống như ca siêu lây nhiễm ở Italy, bà này không có liên hệ với Trung Quôc. 

Sau khi xác nhận bệnh nhân là tín đồ Tân Thiên Địa chi nhánh Daegu, giới chức Hàn Quốc triển khai 50 cơ sở xét nghiệm di động trên khắp cả nước. 

Tại các bãi đậu xe trống, nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ, kiểm tra cho các hành khách bị sốt hoặc khó thở và nếu cần sẽ thu thập mẫu bệnh phẩm. Quá trình này mất khoảng 10 phút. Mọi người sẽ nhận được kết quả trong một văn bản nhắc nhở họ phải rửa tay thường xuyên vào đeo khẩu trang. 

Video: Các đại dịch khủng khiếp trong quá khứ

Giới chức Hàn Quốc cũng yêu cầu Tân Thiên Địa cung cấp thông tin hơn 210.000 tín đồ để xét nghiệm toàn bộ. 

Số dụng cụ xét nghiệm hiện có cho phép Hàn Quốc xét nghiệm trung bình 12.000 trường hợp mỗi ngày, thậm chí là 20.000. Hơn 130 nhân viện y tế được giao riêng nhiệm vụ theo dấu các bệnh nhân tiềm năng.

Chính phủ Hàn Quốc cũng sử dụng dữ liệu định vị để gửi tin nhắn hàng loạt tới những người đang di chuyển tới gần nơi ca nhiễm được xác nhận.  

Song Hy

Tin mới