Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thăm căn nhà ven sông Hồng - nơi đón Bác Hồ về từ Chiến khu Việt Bắc

(VTC News) -

Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An tại số 319 phố An Dương Vương (quận Tây Hồ, Hà Nội) còn lưu giữ nhiều kỷ vật vô giá khi Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc.

Căn nhà ven sông Hồng đón Bác Hồ về từ Chiến khu Việt Bắc

Cuối tháng 8 năm 1945, từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ tại ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An, là cơ sở cách mạng thời kỳ 1941-1945 thuộc thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Tại đây, Hồ Chủ tịch đã làm việc với các cán bộ cách mạng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngôi nhà được xây dựng năm 1931, với năm gian bằng gạch, lợp ngói. Phía trước nhà có bốn chữ Hán "Minh nguyệt thanh phong" (trăng thanh gió mát). Hai bên có hai dòng chữ nhỏ "Bảo Đại tứ niên - Tôn tạo Đông thành" (Nhà xây năm thứ tư thời vua Bảo Đại, khánh thành vào mùa Đông)

Công trình gồm 5 gian, tường xây bít đốc sơn màu vàng, mái lợp ngói Hưng ký, đỉnh mái lợp ngói bò.

Căn nhà hiện có hai phòng hơn 10m2, trưng bày nhiều hình ảnh về Bác Hồ và cán bộ cách mạng qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình trong những năm tháng lịch sử. 

Di vật của di tích nhà cụ An tập trung chủ yếu tại ba gian giữa của nhà trưng bày. Gian chính giữa trên cùng là ảnh Bác Hồ, hai bên để cờ Đảng, Tổ quốc, bên dưới là tủ chè, trên tủ chè bài trí một số di vật như bát hương, lọ hoa, lục bình…

Những vật dụng nội thất trong căn nhà cổ vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn qua năm tháng.

 

Ông Công Ngọc Dũng, cháu nội của cụ An - người trông coi ngôi nhà hơn 30 năm nay chia sẻ, ông trông coi căn nhà từ năm 1990. Đến năm 2015, kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông được Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội tuyên dương vì đã có công bảo tồn, phát huy di tích cách mạng tại Phú Thượng. Đến nay, ngôi nhà được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo ông Dũng, có không ít khó khăn trong việc bảo quản di tích lịch sử này. "Trải qua thời gian một số hạng mục của công trình xuống cấp. Có khi không thể chờ đợi các chính sách từ nhà nước để tu sửa nên gia đình tôi tự bỏ tiền túi để trám vá các vị trí này. Ngoài ra, để giữ lại từng vật dụng, từng viên gạch cho đến cái cây, cành lá, bản thân tôi hằng ngày phải quan sát rất kỹ từng thay đổi một”, ông Dũng nói.

Phòng trưng bày di vật, kỷ niệm của di tích nhà cụ An.

Chiếc vali mây và máy chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội được đặt một cách trang trọng tại căn nhà.

 

Chiếc gương và chậu nước rửa mặt bằng đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khi nghỉ lại ngôi nhà được trưng bày tại hành lang.

Bể nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng năm 1945 và 1946.

Sau những ngày ở và làm việc năm 1945, đến ngày 24/11/1946, giữ lời hẹn, Hồ Chủ tịch về thăm nhà bà Nguyễn Thị An lần thứ hai. Đó là những ngày quân Pháp bắn phá nhiều nơi ở Hà Nội, Hải Phòng và cả nước đang gấp rút chuẩn bị toàn quốc kháng chiến.

Viên Minh

Tin mới