Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tết Hàn thực 2021 là ngày nào dương lịch?

Tết Hàn thực 3/3 là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam; vậy Tết Hàn thực 2021 rơi vào ngày dương lịch nào, cần chú ý những gì?

Cứ vào mỗi dịp Tết Hàn thực hàng năm, người dân Việt Nam lại tất bật chuẩn bị những đĩa bánh trôi,  bánh chay để dâng tổ tiên và các vị thần linh. 

Tết Hàn thực 2021 nhằm ngày nào dương lịch?

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Theo quan niệm truyền thống của người dân Việt Nam thì vào ngày lễ quan trọng này, các gia đình chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay và thành kính dâng lên bàn thờ để cầu mong tổ tiên và các vị thần linh phù hộ. Do đó, Tết Hàn thực cũng được gọi là Tết Bánh trôi bánh chay.

Tết Hàn thực 2021 rơi vào thứ Tư ngày 14/4 dương lịch.

Bánh trôi và bánh chay là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực

Thông thường, số lượng đĩa/bát bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng nên để là 3 hoặc 5. Bánh trôi được nặn thành viên nhỏ với vỏ bánh màu trắng, bên trong là nhân đường đỏ. Chúng được đem luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước là đã chín. Bánh chay được nặn thành hình tròn dẹt có vỏ là gạo nếp trắng, không nhân hoặc nhân đậu xanh, mè đen…, được ăn cùng với nước đường.

Ngày nay, bánh trôi và bánh chay có rất nhiều kiểu biến tấu như nhân bánh đa dạng hơn, vỏ bánh cũng được làm nhiều màu hơng.

Nên làm gì trong ngày Tết Hàn thực?

Người Việt có truyền thống uống nước nhớ nguồn và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, do đó các ngày lễ âm lịch dù nguồn gốc ra sao và ý nghĩa riêng biệt thế nào thì hoạt động tưởng nhớ tổ tiên vẫn luôn được chú trọng. Ngoài việc làm bánh trôi bánh chay cúng, đây là những điều nên làm trong Tết Hàn thực 2021: 

  • Đi tảo mộ: Tết Hàn thực là một trong những dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Ngày này cũng nằm trong tiết Thanh minh nên nhiều gia đình kết hợp đi tảo mộ để thăm viếng, sửa sang lại phần mộ của tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và cầu mong những điều tốt đẹp nhất.
  • Làm mâm cúng: Trong ngày này, rất nhiều gia đình Việt thường quây quần bên nhau để chuẩn bị mâm cỗ dâng lên tổ tiên, những vị thần linh, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với mình. Không cần cầu kỳ, các gia đình thường chuẩn bị những lễ vật cơ bản như: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, bánh trôi, bánh chay... và các món ăn.
  • Ăn mặc chỉnh tề khi thắp hương: Thắp hương là hành động thể hiện cái tâm thành kính của chủ nhang với những người đã khuất. Vì thế mà viêc ăn mặc chỉnh tề khi bắt đầu dâng lễ luôn được coi trọng.
  • Chỉ nói những điều hay: Trong ngày này, gia đình cần tránh mâu thuẫn, cãi vã. Nếu như có vấn đề tranh chấp thì cũng nên giải hòa, nhường nhịn nhau. Không nên nói những điều xui xẻo, khiến cho không khí gia đình nặng nề. 
  • Nhắc nhớ công ơn người đã khuất: Những thế hệ con cháu sinh sau thường ít được nghe về người đã khuất trong gia đình hay dòng họ mình. Chính vì vậy, Tết Hàn thực là dịp gia đình quây quần bên nhau để cha mẹ, ông bà kể về công ơn tổ tiên. Đó vừa là cách để ôn lại quá khứ, vừa dạy bảo con cháu phải "uống nước nhớ nguồn".
Thiên An (Tổng hợp)

Tin mới