Thực chất thì tiết Đoan ngọ là vào chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Vì vậy lễ cúng gia tiên Tết Đoan Ngọ phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều mới đúng. Ngoài ra, tục lệ hái lá thuốc trong tết Đoan ngọ (bắt đầu từ giờ Ngọ - giờ có Dương khí tốt nhất trong năm) để chữa bệnh cũng gần như không còn tồn tại, nhất là ở các gia đình đô thị.Tuy nhiên, mâm cỗ cúng gia tiên cần phong phú, đủ đầy.
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Nhưng cơ bản mâm cúng tết Đoan ngọ gồm có:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước
- Rượu nếp (cơm rượu) (xem cách làm rượu nếp tại đây )
- Các loại trái cây như: mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu...
- Bánh ú tro (Xem cách làm bánh ú tro tại đây )
- Thịt vịt (Xem công thức làm các món vịt cho ngày tết Đoan Ngọ tại đây)
- Xôi chè
Bài Cúng tết Đoan ngọ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo (cha), Hiển tỷ (mẹ), chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo (ông), Tổ tỷ (bà)).
Tín chủ chúng con là: ……………………
Ngụ tại: ……………
Hôm nay là ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Tết Đoan ngọ hoặc Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, vì vậy ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.
Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ bởi thời tiết tháng 5 nóng nực, côn trùng và sâu bọ sinh sôi nảy nở gây nên nhiều dịch bệnh cho con người và mùa màng, vì vậy người nông dân phải tìm cách tiêu diệt các loài gây hại cho cây bằng các tục trừ trùng phòng bệnh, đồng thời cúng lễ cầu mong một mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào.
Đọc thêm: Vì sao Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Việt Nam?