Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tên lửa Javelin Mỹ diệt xe tăng như thế nào?

(VTC News) -

Với tầm bắn 2,5 km và có thể xuyên phá giáp nhiều dòng xe tăng, tên lửa Javelin của Mỹ được đánh là một trong những vũ khí chống tăng hiệu quả nhất thế giới.

Khắc tinh của xe tăng

Ngày nay cùng với sự phát triển của các loại vũ khí chống tăng, quân đội các nước cũng không ngừng đưa ra những chương trình nâng cấp dành cho xe tăng, giúp nâng cao khả năng sống sót của chúng trên chiến trường. Xe tăng hiện đại không chỉ được trang bị một hay hai mà tới ba hệ thống phòng vệ các loại, có khả năng vô hiệu hóa nhiều dòng tên lửa chống tăng khác nhau.

Từ nhu cầu thực tế trên, ngay từ cuối những năm 1980, quân đội Mỹ đã cho khởi động một chương trình phát triển hệ thống vũ khí chống tăng tiên tiến có tên AAWS-M, tạo tiền đề cho sự ra đời của Javelin một trong những mẫu tên lửa chống tăng hiệu quả nhất thế giới.

Binh sĩ Mỹ sử dụng tên lửa Javelin tại chiến trường Syria. (Ảnh: The Defense Post)

Javelin có tên đầy đủ là FGM-148 Javelin – là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường vác vai "bắn và quên" hiện đại nhất của quân đội Mỹ, nó được đánh giá vượt trội về cơ chế dẫn bắn hơn so với nhiều loại tên lửa, kể cả 9M133 Kornet của Nga.

Tên lửa Javelin được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương, nhưng nó cũng phát huy hiệu quả khi tấn công trực tiếp các tòa nhà, công sự..., thậm chí cả khả năng bắn trực thăng trong chế độ tấn công "đột nóc" ở độ cao cực đại 150 m và 60 m ở chế độ tấn công trực tiếp.

Cụ thể ở chế độ tấn công "đột nóc" tên lửa sau khi rời bệ phóng tên lửa sẽ bay lên độ cao 150 m so với mục tiêu rồi đánh vào phần nóc xe tăng, xe thiết giáp vốn là nơi có phần giáp mỏng nhất. Hầu hết các dòng xe tăng trên thế giới đều không thể sống sót trước đòn tấn công từ trên cao của Javelin.

Một hệ thống Javelin nặng 11,8 kg; dài 1,1 m; đường kính thân 127 mm; nó được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh nặng 8,4 kg; tầm bắn hiệu quả: 75 - 2.500 m; tầm bắn tối đa gần 5.000m - tùy phiên bản.

Về cụm hệ thống dẫn bắn, Javelin được trang bị hệ thống đầu dẫn hồng ngoại có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Hệ thống tên lửa này bao gồm ba thành phần chính - bộ điều khiển, ống phóng và tên lửa và kíp bắn chỉ cần từ 1 – 2 người.

Chế độ tấn công "đột nóc" khiến việc đánh chặn Javelin gần như là điều không thể. (Ảnh: The Economist)

Cũng cần phải nói thêm rằng đầu đạn Javelin thuộc kiểu đầu đạn kép chuyên phá giáp phản ứng nổ (ERA) được trang bị trên xe tăng hiện đại. Đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính của xe tăng để đầu nổ thứ hai xuyên phá với sức xuyên 650 mm thép đồng nhất.

Có thể nói sự xuất hiện của Javelin đã đảo lộn tất cả các tính toán của các nhà thiết kế xe tăng và việc bổ sung giáp ERA cho xe tăng, bởi chúng không thực sự có ý nghĩa ngoài chiến trường.

Chiến tích của Javelin

Kể từ khi đưa vào sản xuất loạt năm 1996 tới nay, 45.000 quả tên lửa cùng 12.000 bộ điều khiển CLU dành cho Javelin đã được chế tạo. Tính đến tháng 1/2019, hơn 5.000 tên lửa Javelin đã được bắn trong chiến đấu.

Javelin được Lục quân, Thủy quân Lục chiến Mỹ và Lực lượng đặc biệt Australia sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và đã chứng minh hiệu quả trong chiến tranh Iraq năm 2003, trong các hoạt động chống nổi dậy ở Afghanistan, cũng như các hoạt động tác chiến ở Syria. Ngoài ra Javelin cũng xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột khác trên thế giới mà Mỹ và đồng minh không tham gia.

So với các hệ vũ khí chống tăng khác, Javelin dễ dàng tách và cài đặt khi cần, mặc dù nặng, nhưng vẫn nhẹ hơn nhiều tên lửa khác. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 4.750 m và khả năng sát thương mục tiêu cao. Mặc dù hình ảnh nhiệt có thể cản trở việc nhắm mục tiêu, Javelin cho phép người lính nhanh chóng lẩn tránh sau khi khai hỏa. Khi bắn, Javelin tạo một luồng phụt tối thiểu, ngoài giữ bí mật vị trí của người lính, điều đó cho phép Javelin có thể được sử dụng từ các cấu trúc hẹp - lợi thế Javelin trong tác chiến vùng đô thị.

Khi bắn, Javelin tạo một luồng phụt tối thiểu, ngoài giữ bí mật vị trí của người lính, điều đó cho phép Javelin có thể được sử dụng từ các cấu trúc hẹp - lợi thế Javelin trong tác chiến vùng đô thị.

Tuy vậy, điểm yếu của hệ thống này là khối lượng nặng hơn so với các mẫu tên lửa vác vai thông thường và có chi phí khá đắt, mỗi quả đạn tên lửa của Javelin có mức giá lên đến hơn 175.000 USD (năm 2021), trong khi đó mỗi bộ điều khiển phóng CLU có giả khoảng 126.000 USD. Một nhược điểm khác là Javelin khá phụ thuộc vào bức xạ nhiệt để phát hiện mục tiêu và khai hỏa.

Để nâng cao hiệu quả của tên lửa, các nghiên cứu nâng cao tính năng của ngòi nổ, thuốc nổ… vẫn đang được tiến hành. Mặc dù đầu đạn HEAT hiện nay của Javelin đã chứng minh hiệu quả trong việc tiêu diệt xe tăng, và các mục tiêu khác như vũ khí, các tòa nhà, và các phương tiện bọc thép và không bọc thép ở Iraq và Afghanistan nhưng quân đội Mỹ vẫn đang tiếp tục phát triển các mẫu đạn mới đành cho hệ thống tên lửa này, điển hình như đầu đạn đa năng đầu đạn đa năng (MPWH).

Trong khi vẫn có thể hạ gục xe tăng, đầu đạn mới có vỏ thép tăng gấp đôi hiệu quả chống bộ binh nhờ tăng khả năng phân mảnh. MPWH không tăng thêm trọng lượng hoặc chi phí và có phần thân của tên lửa làm bằng vật liệu composite nhẹ hơn.

Trà Khánh (Tổng hợp)

Tin mới