Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Nguyên ghi nhận bao nhiêu trường hợp dương tính với bạch hầu?

(VTC News) -

Tính đến nay (15/7), 4/5 tỉnh Tây Nguyên ghi nhận 83 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó 3 bệnh nhân không qua khỏi.

Gia Lai mới đây ghi nhận một trường hợp dương tính và một ổ dịch bạch hầu mới ở xã Hnol, sau ổ dịch ở xã Hải Yang và Đắk Sơ Mei (cùng thuộc huyện Đắk Đoa). Như vậy, toàn tỉnh có 21 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó một trường hợp không qua khỏi.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh, Sở Y tế tỉnh này chỉ đạo ngành y tế tổ chức rà soát những trường hợp tiếp xúc gần, khám sàng lọc cho hơn 5.000 người; phun tiêu độc khử trùng, thành lập các chốt kiểm soát dịch bệnh; tiêm vaccine cho toàn bộ người dân trong vùng có dịch.

Cán bộ y tế khám sàng lọc cho người dân ở huyện M'Đrắk (Đắk Lắk).

Tại Đắk Lắk, tính đến 15/7, toàn tỉnh ghi nhận 6 trường hợp dương tính với bạch hầu tại các huyện Lắk, M’Đrắk và Cư M’gar.

Mới đây nhất, ngày 14/7, ngành Y tế tỉnh này phát hiện 3 ca dương tính, trong đó một cháu 4 tuổi là Y Kiêm K. (buôn Bling, xã Cư M’gar, huyện Cư M’Gar). Điều đáng nói, bệnh nhi này đã được tiêm vaccine phòng bệnh lao, bệnh sởi và 2 mũi vaccine 5 trong 1. Trước và trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân không đi đâu xa, không tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Khu vực xung quanh nhà của bệnh nhân không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh tương tự.

Hai trường hợp khác ở huyện M’Đrắk dương tính với bạch hầu là Vàng Thị D. (SN 1996) và Giàng Thị B. (sinh năm 2012). Cả hai người này đều trú tại thôn 7, xã Cư Króa, huyện Mđrắk, được xác định lây nhiễm từ anh Giàng Sao C. (SN 1994, là chồng của bệnh nhân D. và bố của bệnh nhân B.).

Ông Phạm Trung Thủy, Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ, Trung tâm y tế huyện M’Drak, cho biết, ngành y tế đã cách ly thôn 7, đồng thời tổ chức phun hóa chất khử khuẩn cho toàn khu vực có ca bệnh và giám sát chặt chẽ việc uống kháng sinh dự phòng cho người dân trong vùng. Huyện cũng thành lập một trạm xá dã chiến tại thôn 7 để đáp ứng việc khám chữa bệnh cho người dân.

Khu vực điều trị cho các bệnh nhân dương tính với bạch hầu ở Kon Tum.

Theo thống kế từ Sở Y tế Đắk Nông, tỉnh này có tổng cộng 30 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Cụ thể, Krông Nô 11 ca, Đăk Glong 16 ca và Đắk R’lấp 3 ca, trong đó  2 bệnh nhân đã qua đời. Ngoài ra, có thêm 79 ca đang nghi ngờ, hơn 1.100 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đang được rà soát, khám sàng lọc.

Kon Tum ghi nhận 26 trường hợp dương tính, hiện được cách ly, điều trị, hầu hết bệnh nhân trong tình trạng ổn định.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên có công văn hướng dẫn 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum triển khai tiêm vaccine chống dịch bệnh bạch hầu. Cụ thể:

- Đối với trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: Rà soát triệt để các trường hợp sót, thiếu mũi để tiêm vaccine DPT-VGB-Hib nhằm đảm bảo đủ 3 mũi vaccine có thành phần bạch hầu theo đúng quy định của TCMR quốc gia.

- Trẻ từ 13 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi: Tiêm ngay 1 mũi vaccine DPT-VGB-Hib (không chờ 18 tháng tuổi).

- Trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi: Tiêm bổ sung bằng vaccine DPT cho trẻ chưa tiêm đủ 4 mũi vaccine có thành phần bạch hầu như quy định.

- Nhóm trẻ 7 tuổi: Tiêm 2 mũi vaccine Td ngay trong tháng 7 hoặc tháng 8.

- Đối với trẻ từ 49 tháng trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi vaccine Td (mũi 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng).

Video: Đắk Nông nâng cấp độ chống dịch bệnh bạch hầu

THANH HẢI - HIỀN MAI

Tin mới