Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tàu sân bay cuối cùng của Mỹ bị đánh chìm trong một trận chiến

(VTC News) -

Tàu sân bay luôn được coi là biểu tượng sức mạnh của Quân đội Mỹ và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, tuy nhiên trong Thế chiến II Mỹ đã mất không ít tàu sân bay.

USS Bismarck Sea (CVE-95), là tàu sân bay hộ tống lớp Casablanca, phục vụ hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Tàu sân bay này có thủy thủ đoàn khoảng 860 người và chở theo 28 máy bay. Mặc dù chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng USS Bismarck Sea đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Philippines, cuộc đổ bộ Iwo Jima và Chiến dịch Vịnh Lingayen.

Ngày 21/2/1945, con tàu bị máy bay chiến đấu Nhật Bản tấn công, khiến nó chìm trong vòng hai giờ, mang theo 318 thành viên phi hành đoàn. Tổn thất này rất lớn nhưng không ảnh hưởng đến nỗ lực chiến tranh của Mỹ, do năng lực sản xuất khổng lồ của quốc gia này.

Tàu sân bay USS Bismarck Sea (CVE-95).

Trận chiến cuối cùng của USS Bismarck Sea

USS Bismarck Sea là tàu sân bay hộ tống của Hải quân Mỹ hoạt động trong Thế chiến thứ hai. Chiếc tàu này được đưa vào hoạt động từ ngày 20/5/1944 và bị đánh chìm vào ngày 21/2/1945, trong Trận chiến Iwo Jima. 

Trong Thế chiến II, hải quân Mỹ có vô số tàu chiến. Việc mất một tàu sân bay hộ tống như USS Bismarck Sea không nghiêm trọng như việc mất một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ ngày nay. 

USS Bismarck Sea thuộc lớp tàu sân bay hộ tống Casablanca, một loại tàu sân bay nhỏ được chế tạo cho hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Những tàu sân bay này được thiết kế để bảo vệ đoàn tàu buôn khỏi tàu ngầm và máy bay của đối phương.

Bismarck Sea có phạm vi hoạt động khoảng 19.000 km và tốc độ tối đa 35 km/h. Phạm vi hoạt động này cho phép tàu sân bay Bismarck Sea hoạt động hiệu quả tại Chiến trường Thái Bình Dương rộng lớn, con tàu có thể tuần tra và tham gia các hoạt động chiến đấu xa căn cứ dài ngày. 

Chiến trường Thái Bình Dương rất rộng lớn, gây ra sức ép không nhỏ đến công nghệ vũ khí thời bấy giờ. Các nền tảng như tàu ngầm lớp Balao hoặc các tàu sân bay cũ hơn của Hải quân Mỹ, không thể duy trì hoạt động liên tục trên phạm vi rộng lớn như vậy.

Ngày nay, tàu sân bay và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã vượt qua được khoảng cách rộng lớn của Thái Bình Dương, nhờ vào những bước tiến công nghệ hiện đại. Tuy nhiên trong Thế chiến II, những chiếc tàu chiến lại chưa được trang bị những công nghệ như vậy và khả năng phòng thủ của chúng cũng hạn chế hơn rất nhiều.

USS Bismarck Sea có thủy thủ đoàn khoảng 860 sĩ quan và lính nhập ngũ. Thủy thủ đoàn tương đối lớn cho phép tàu sân bay hoạt động hiệu quả trong thời gian dài trên biển. Chiếc tàu này có thể chở theo 28 máy bay, bao gồm 16 máy bay chiến đấu FM-2 và 12 máy bay ném bom ngư lôi TBM-1C Avenger. Những máy bay này được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm phòng không, tác chiến chống tàu ngầm và tấn công mặt đất.

Tàu sân bay lớp Casablanca.

Lịch sử của USS Bismarck Sea

USS Bismarck Sea đã tham gia vào một số trận chiến lịch sử, trong thời gian phục vụ ngắn ngủi của mình. Con tàu đã tham gia hỗ trợ chiến dịch Philippines, cuộc đổ bộ lên Iwo Jimm và Chiến dịch Vịnh Lingayen. Những nhiệm vụ này rất quan trọng đối với sự tiến công của Đồng minh tại chiến trường Thái Bình Dương và góp phần vào sự thất bại cuối cùng của Nhật Bản.  

Tuy nhiên, USS Bismarck Sea lại là tàu chiến Mỹ cuối cùng bị mất trong Thế chiến II. Vào ngày 21/2/1945, Bismarck Sea đã bị một tốp máy bay Nhật Bản tấn công ngoài khơi bờ biển Iwo Jima. Mặc dù hỏa lực phòng không của tàu sân bay đã tích cực đánh chặn, nhưng hai máy bay Nhật Bản vẫn đâm vào tàu, gây ra một loạt vụ nổ và hỏa hoạn nhanh chóng mất kiểm soát. 

USS Bismarck Sea chìm trong vòng hai giờ sau cuộc tấn công, khiến 318 thành viên phi hành đoàn tử trận. Nếu Mỹ mất một tàu sân bay ngày hôm nay, đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào tinh thần của nước Mỹ và sẽ tạo ra một lỗ hổng đáng kể trong các biện pháp phòng thủ chiến lược của Mỹ.

Quay trở lại Thế chiến II, thiệt hại này chỉ là chi phí kinh doanh. Năng lực sản xuất của Mỹ lớn đến mức sự mất mát này không ảnh hưởng nhiều đến nỗ lực chiến tranh và tình thế trên chiến trường. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, thế giới đang tiến gần hơn đến thế chiến thứ ba và cuộc chiến sẽ diễn ra trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả trên biển. Các tàu sân bay hiện đại của Mỹ sẽ dễ bị tổn thương hơn nhiều so với Thế chiến thứ hai.

Lê Hưng (National Interst)

Tin mới