Bộ Tài chính vừa thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên ngưỡng 4.000 đồng/lít.
Theo Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được thực hiện từ năm 2012 đã phát huy được những hiệu quả đáng kể như: Nâng cao trách nhiệm và nhận thức của xã hội đối với môi trường, khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển bên vững; đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế.
Theo giải thích của Bộ Tài chính, hiện giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đứng vị trí 47 từ dưới lên trong tổng số 167 quốc gia và thấp hơn 120 nước, với mức 19.980 đồng/lít.
Xăng tăng, giá hàng hóa tăng theo ngay
Xăng, dầu là mặt hàng thiết yết và là yếu tố đầu vào quan trọng của bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế giới. Tại Việt Nam, cứ mỗi lần điều chỉnh giá xăng, dầu thì gần như các mặt hàng khác đều có biến động về giá, đặc biệt là các nhóm ngành nghề liên quan tới giao thông vận tải.
Theo giải thích của Bộ Tài chính, hiện giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đứng vị trí 47 từ dưới lên trong tổng số 167 quốc gia và thấp hơn 120 nước, với mức 19.980 đồng/lít.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, giá xăng, dầu tại Việt Nam đang thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực. Song trên thực tế, giá xăng, dầu đang chịu quá nhiều loại thuế, phí như thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn...
Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho biết, việc Bộ Tài chính chính thức đề xuất tăng thuế BVMT lên mức 4.000 đồng/lít là điều đã được dự báo từ trước, bản thân ông Thanh không quá bất ngờ trước mức đề xuất này.
Vị Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô tiết lộ, theo lộ trình, mức thuế môi trường áp cho giá xăng dầu sẽ tăng lên 8.000 đồng, chứ không chỉ là 4.000 đồng/lít: “Mức 4.000 đồng/lít chưa phải là mức cuối cùng, tuy nhiên, cái gì cũng phải có lộ trình cụ thể để các doanh nghiệp có thể chuẩn bị phương án tính toán để doanh nghiệp không bị lỗ khi hoạt động kinh doanh”.
Theo ông Thanh, trong trường hợp thuế BVMT mới được thông qua, giá xăng, dầu chắc chắn sẽ tăng mạnh, từ đó, các doanh nghiệp vận tải sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
Theo ông Thanh, trong trường hợp thuế BVMT mới được thông qua, giá xăng, dầu chắc chắn sẽ tăng mạnh, từ đó, các doanh nghiệp vận tải sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
“Hiệp hội cũng đưa ra nhiều khuyến cáo cho các doanh nghiệp để cân bằng thu – chi, trong trường hợp thuế BVMT mới được áp dụng. Lợi thế của các doanh nghiệp là họ không bị bất ngờ, các doanh nghiệp có thể chủ động đề ra các phương án giải quyết bài toàn cân đối thu – chi. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp không thể cân đối được thì chắc sẽ điều chỉnh giá cước để phù hợp với giá xăng, dầu”, ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Văn Thanh cũng cho rằng, chúng ta phải chấp nhận việc tăng giá này, chứ có gì phải lo lắng đâu: “Các chuyên gia nói xăng dầu là mặt hàng chịu nhiều loại thuế phí. Hiện nay, thuế nhập khẩu giảm rồi thì phải tăng thu nội địa, phải cân đối ngân sách. Đương nhiên, khi áp thuế BVMT, giá xăng dầu tăng, các doanh nghiệp sẽ tăng giá cước. Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải nghĩ đến cách giảm tiêu hao năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường”.
Bộ Tài chính nên cân nhắc
Đối lập với ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, việc Bộ Tài chính nên cân nhắc đề xuất tăng thuế BVMT lên mức 4.000 đồng/lít.
Ông Hùng cho rằng, việc áp dụng mức thuế BVMT như vậy có thật sự phù hợp với dòng xăng sinh học E5 đang được khuyến khích:
“Thứ nhất, hiện nay, xăng RON92 đã được thay thế bằng xăng sinh học E5. Đã gọi là sinh học cũng sẽ ít bị tác động tới môi trường so với xăng RON92. Vì vậy, tăng thuế BVMT việc tăng thuế sẽ làm cho giá xăng dầu trong nước bị biến động và sẽ gây ảnh hưởng đối với các nhóm ngành nghề liên quan tới giao thông vận tải”.
Cũng theo ý kiến của ông Hùng, khi giá xăng, dầu tăng đồng loạt như vậy thì gần như cả các mặt hàng khác cũng tăng theo, trong khi đó, lương thì không tăng.
“Thứ 2, từ đầu năm tới nay, Bộ Tài chính đã 4 lần điều chỉnh giá giá xăng dầu trong nước, song các hãng taxi vẫn giữ nguyên giá cước. Bởi vì, các doanh nghiệp đang cố gồng mình lên để giữ bình ổn để không biến động về giá”, ông Hùng nói.
Trong một báo cáo tổng hợp ý kiến về dự thảo Nghị quyết thuế bảo vệ môi trường, liên quan tới đề xuất mức thuế "ưu đãi" để khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5, Bộ Tài chính cho rằng, trong hệ thống thuế, mỗi sắc thuế có mục tiêu điều chỉnh riêng.
Dẫn quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính cho rằng, hiện thuế suất ưu đãi với xăng sinh học E5 (5% ethanol), E10 (10% ethanol) đang áp dụng thấp hơn mức thuế với xăng khoáng (10%) khoảng 2 - 3%, tương đương giá xăng sinh học thấp hơn xăng khoáng nếu cùng mức giá tính thuế.
Còn Luật Thuế Bảo vệ môi trường hiện hành quy định chỉ thu đối với xăng dầu gốc hóa thạch (xăng khoáng), không thu thuế đối với ethanol. Còn với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch (xăng dầu sinh học) thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường theo tỷ lệ xăng dầu gốc hóa thạch có trong xăng dầu sinh học.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, cùng với giải pháp khác như quy định mức thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi đối với xăng sinh học sẽ góp phần khuyến khích sản xuất và sử dụng xăng dầu sinh học, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.
Video: Tăng kịch khung thuế BVMT là do giá xăng dầu của Việt Nam rẻ hơn 120 nước