Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tăng cường rà soát, giám sát an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

(VTC News) -

Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường công tác giám sát ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền ATTP đến người dân.

Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã xử phạt hành chính 20/118 đơn vị với tổng số tiền phạt gần 400 triệu đồng. Trong đó, khoảng 1 nửa là các vi phạm về ATTP.

Các hành vi vi phạm chỉ yếu là do không tuân thủ các quy định về sản xuất thực phẩm như không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm.

Thực tế, việc đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Vấn đề đầu tiên là nguồn lực. Nguồn lực nhiều nơi chưa đáp ứng được để triển khai đầy đủ nhiệm vụ quản lý, thanh tra về ATTP theo phân cấp. Địa bàn hoạt động rộng, trong khi đó số lượng cán bộ thực hiện công tác thanh, kiểm tra còn ít so với khối lượng và tính chất công việc.

Thứ hai, công tác giám sát, kiểm tra ATTP tại một số tỉnh chưa kịp thời. Hiện nay, trong các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, các cơ sở giết mổ công nghiệp, tập trung chiếm tỷ lệ ít. Chủ yếu là các cơ sở thủ công, nhỏ lẻ nằm bên trong khu dân cư, không đảm bảo ATTP vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y, gây khó khăn trong công tác quản lý. 

Thứ ba là về vấn đề pháp lý. Hiện nay, một số lĩnh vực còn thiếu các văn bản pháp lý làm cơ sở để xử lý sau thanh trang, hoặc nếu có nhưng còn chưa đồng bộ, thống nhất, dẫn đến việc khó xử lý vi phạm. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh cũng không nắm rõ được các quy định hiện hành để thực hiện kinh doanh đúng pháp luật.

Theo Thứ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phùng Ðức Tiến, muốn nâng cao chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, việc giám sát, quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị nông sản. 

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ động tổ chức và đôn đốc các địa phương triển khai giám sát, kiểm tra theo quy định; tập trung thanh tra đột xuất; xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP.

Quy trình sản xuất cần được củng cố, trong đó người sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh nông sản nên thường xuyên cập nhật các quy định mới về ATTP và thực hiện nghiêm túc.

Các đơn vị kinh doanh cần chủ động xử lý các sự cố mất ATTP, cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu chưa đúng, gây tâm lý hoang mang.

Về công tác kiểm tra, giám sát, cần tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành trong hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cho từng cuộc thanh tra; xác định rõ trách nhiệm, công việc của từng thành viên đoàn thanh tra, thời gian, cách thức, nội dung tiến hành, cũng như biện pháp tổ chức thực hiện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP/tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của TP/tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm tránh việc thanh tra chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo không bỏ sót, bỏ lọt các cơ sở kinh doanh vi phạm ATTP, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác quản lý, giám sát ATTP các cấp.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP lĩnh vực nông nghiệp đến các tầng lớp nhân dân, để từ giờ đến Tết khi nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng cao vẫn đảm bảo giám sát chặt chẽ việc thử hiện các quy định về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Nguồn:

Tin mới