Nhiều hố va chạm được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, nhưng hầu hết chúng được hình thành từ rất lâu trước khi người tinh khôn xuất hiện cách đây 300.000 năm.
Nhưng miệng núi lửa siêu lớn được phát hiện ở quận Yilan gần Cáp Nhĩ Tân. Hắc Long Giang, Trung Quốc được cho là hình thành cách đây khoảng 49.000 năm trước. Nó xuất hiện sau khi một tiểu hành tinh đường kính 100 m lao xuống Trái đất.
Cú va chạm tạo ra một hố sâu 579 m. (Ảnh: SCMP)
Mặc dù kích thước khiêm tốn hơn so với tiểu hành tinh xóa sổ loài khủng long, nhưng thiên thạch này di chuyển với tốc độ cao hơn nhiều và lao xuống theo phương thẳng đứng.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vụ nổ giải phóng năng lượng gấp khoảng 500-2.000 lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.
Sức nóng và sóng xung kích và vụ nổ tạo ra đủ mạnh để làm tan chảy đá granit, biến nó thành thủy tinh, có thể tàn phá một khu vực trong bán kính hàng chục km.
Cú va chạm tạo ra một hố sâu 579 m, gấp gần 1,5 chiều cao của tòa nhà Empire State.
“Miệng núi lửa còn rất trẻ, nó gần giống như một sự kiện xảy ra ngày hôm qua", Giáo sư Chen Ming, nhà khoa học chính của nghiên cứu từ Viện Địa hóa Quảng Châu, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết.
Chen khẳng định vụ nổ là "thảm họa tuyệt đối" với người dân thời kỳ đồ đá của khu vực.
Phân tích di truyền cho thấy người tinh khôn - tổ tiên của loài người ngày nay đã rời châu Phi khoảng 70.000 năm trước và đến Đông Nam Á 10.000 năm sau, trước khi tới Trung Quốc. Vào thời điểm đó, cũng có một vài loài người khác sinh sống trong khu vực.